Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
Rất nhanh, COVID-19 làm đảo lộn mọi guồng quay từ phương pháp cho đến công cụ làm việc. Và khi một số đầu việc mới nằm ngoài khả năng của bạn, chính là lúc bạn cần nghĩ về việc nâng cao kỹ năng và trình độ để đảm bảo sự vững chắc cũng như khả năng thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp.
Hóa ra dịch COVID-19 cũng mang lại tin tốt hiếm hoi: bạn không phải lặn lội đến công ty mà có thể trả lời phỏng vấn ngay tại nhà. Tuy vậy, tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm nếu không quen với kiểu gặp gỡ online như thế này. Để không bị công nghệ làm cho bối rối, hãy lưu ý những chi tiết khiến một cuộc phỏng vấn xin việc "có nguy cơ không thành công" nhé.
Mặc gì đi phỏng vấn cũng khá là quan trọng. Một ngoại hình "thông minh", "vừa vặn" cũng có tính thuyết phục không kém cách bạn trả lời các câu hỏi tuyển dụng. CareerViet xin chia sẻ các dạng trang phục nên và không nên mặc cho một cuộc phỏng vấn xin việc bình thường trong môi trường kinh doanh.
Chờ đợi kết quả phỏng vấn sau 1 tuần, cảm giác dài đằng đẵng. Tuy vậy, một số doanh nghiệp, tổ chức có quy trình lựa chọn rất nhiêu khê. Vậy bạn nên liên hệ với nhà tuyển dụng hay không? Làm thế nào để thỏa mãn trí tò mò nhưng vẫn không bị "mất giá"?
Thay vì hỏi những câu hỏi giả định như “Bạn sẽ làm gì nếu phải chịu quá nhiều áp lực trong công việc?”, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi tình huống: “Hãy nói về khoảng thời gian bạn phải chịu rất nhiều áp lực trong công việc. Bạn đã giải quyết như thế nào?". Và đó là lúc chúng ta có thể áp dụng tâm lý hành vi vào cuộc trò chuyện đặc biệt này.
Việc nhà tuyển dụng phân biệt ứng viên dựa trên độ tuổi không phải là xa lạ trong môi trường tuyển dụng Việt Nam. Trong một nhóm ứng viên đông đảo, nhà tuyển dụng thường có cảm quan rằng: ứng viên trẻ nhanh tiếp thu kiến thức mới, cải thiện các kỹ năng hạn chế và rút kinh nghiệm nhanh hơn. Vậy, bạn không còn cách nào khác: phải làm nổi bật các điểm mạnh của mình đến mức có thể làm lu mờ thiên kiến của nhà tuyển dụng.
Cô ấy là người nhiều năm kinh nghiệm, thậm chí là chuyên gia, quản lý đội nhóm. Cô ấy làm rất tốt công việc của mình và cũng biết cách hỗ trợ, đào tạo các nhân viên mới. Tuy nhiên, khi đến lượt mình phải tìm việc, cô ấy gặp khó khăn khi thể hiện các kinh nghiệm đó ngay từ vòng gửi CV.
Bạn thấy “cô ấy” có quen không?
Việc gặp sếp để yêu cầu tăng lương hay cố gắng thương lượng mức lương cao hơn với nhà tuyển dụng mới có thể khiến nhiều người chùn bước bởi tâm lý e ngại. Dưới đây là 5 “chiêu thức” mà những người khôn ngoan thường sử dụng, bạn có thể tham khảo ngay với CareerViet.vn để có phương án bắt đầu riêng cho mình nhé!
Nếu là một người lao động trẻ, bạn nên đàm phán lương ban đầu, và nếu đang muốn được tăng lương thì bạn cứ nói đi đừng chờ nữa. Bạn có thể tìm đọc thêm về các nguyên tắc đàm phán lương cơ bản. Nhưng nếu muốn tự tin và gặt hái kết quả tốt hơn, cần luyện tập và thực hành thường xuyên để có nhiều trải nghiệm thực tế.
Các chuyên gia trên trang Resumes To You đã tổng kết được bằng chứng về thủ phạm khiến rất nhiều người thất bại trong mục tiêu tìm việc. Lý do phổ biến nhất trong số các tài liệu thu thập được chính là sự thiếu nỗ lực. Không muốn chà xát thêm nỗi đau của các bạn, nhưng phải nói thật lòng rằng: Ứng viên tìm việc cơ bản là lười!