Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
Không dễ để bạn tìm được một công việc đáp ứng mọi nhu cầu, từ mức lương cho đến khối lượng nhiệm vụ. Nhưng một công việc không hoàn hảo và một công việc ác mộng vẫn khác nhau hoàn toàn. CareerViet chia sẻ một số kinh nghiệm để bạn không rơi vào ác mộng nơi công sở.
Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Ngày nay, chúng ta được đọc nhiều bí kíp về kỹ năng mềm, thậm chí, một bộ phận người đi làm chủ trương "mồm miệng đỡ chân tay". Có thật là kỹ năng mềm có thể "đỡ" được nhiều thiếu sót của kỹ năng cứng hay không? Thử nhìn từ góc độ của nhà tuyển dụng để biết được đánh giá của họ nhé.
Trong thời gian tìm việc, tuy hoa mắt với một loạt yêu cầu, miêu tả... từ các nhà tuyển dụng, chắc hẳn bạn vẫn nhận ra: một số "từ khóa" luôn lặp đi lặp lại trong các bản miêu tả công việc. "Chịu áp lực tốt", "đa nhiệm", "năng động", "linh hoạt"...? Mọi từ ngữ nghe có vẻ to tát đó thực ra ẩn chứa rất nhiều chi tiết về vai trò của công việc, về văn hóa và kỳ vọng của công ty.
Bạn có thể tự tin về kỹ năng chuyên môn, về tầm nhìn dài hạn, và tư cách đạo đức. Nhưng bạn vẫn gặp khó trong giao tiếp với các đồng nghiệp? Rõ ràng EQ cao là món quà không phải ai cũng có được. Tuy vậy, bạn vẫn có thể là một đồng nghiệp dễ chịu nếu chú ý những điểm cộng làm nên các cuộc đối thoại tuyệt vời.
Công cuộc tìm kiếm việc làm của mỗi người có khởi đầu khác nhau. Người đi tìm con đường sự nghiệp rộng mở hơn, người đi tìm đam mê thực sự. Và chỉ có bạn mới biết khi nào cần bắt đầu tìm việc mới.
Trong một khảo sát, có đến 91% nhân sự lâu năm cho biết họ phải đi tìm việc vài lần mỗi năm. Có những người tìm việc như một thói quen. Cũng như mọi hoạt động khác, kỹ năng tìm việc được mài giũa giúp bạn dễ tìm được công việc như ý hơn.
Cô ấy là người nhiều năm kinh nghiệm, thậm chí là chuyên gia, quản lý đội nhóm. Cô ấy làm rất tốt công việc của mình và cũng biết cách hỗ trợ, đào tạo các nhân viên mới. Tuy nhiên, khi đến lượt mình phải tìm việc, cô ấy gặp khó khăn khi thể hiện các kinh nghiệm đó ngay từ vòng gửi CV.
Bạn thấy “cô ấy” có quen không?
Giới công nghệ vừa truyền tai nhau về 6 ngành nghề mà Jack Ma dự đoán sẽ bị Trí tuệ nhân tạo (AI) làm bốc hơi. Vậy AI và robot đang tiếp quản dần nền kinh tế? Máy móc đang cướp tất cả việc làm? Trước khi hoang mang "Robot có thể lấy đi việc làm của tôi không?", hãy tập trung vào những việc robot không thể làm được.
Mặc dù Việt Nam đã bước qua giai đoạn giãn cách toàn xã hội, nhưng những biến động kinh tế - xã hội do dịch COVID-19 gây ra chính là một lời cảnh báo: đã đến lúc xây dựng mạng lưới liên hệ trong thế giới ảo (networking ảo) rồi. Biến giai đoạn dịch bệnh thành cơ hội hay thách thức - là sự lựa chọn của bạn.
Công việc mơ ước gần như đã về tay, hoá ra lại “lạc trôi” mất vì một vài câu đàm phán vào phút chót. Cảm giác này chẳng dễ chịu, nhưng lại là thực tế không thể chối bỏ của khá nhiều ứng viên.
Gần nửa năm đi qua, COVID-19 như một cơn bão bất ngờ ập đến và "càn quét" khắp 213 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến hết tháng 6 năm 2020, để lại nhiều khó khăn cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế và đời sống.
Khoảng thời gian giãn cách xã hội đã qua đi và mọi thứ đang dần trở lại guồng quay bình thường của cuộc sống, không thể phủ nhận vẫn có rất nhiều người đi làm đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những tác động tiêu cực khách quan của dịch bệnh COVID-19.
Nếu chẳng may bạn bị mất việc trong giai đoạn không chắc chắn này, thay vì bi quan và buông xuôi, bạn có thể chọn cách chủ động trang bị cho mình đầy đủ thông tin và kỹ năng để có thể trụ vững trong hành trình sự nghiệp.