10 biểu hiện tâm lý “báo” bạn nên nghỉ việc

Lượt xem: 21,646

Dù bạn làm việc ở công ty nào, ở vị trí thực tập sinh, nhân viên marketing hay giám đốc kinh doanh thì dấu hiệu của những công ty nên nghỉ việc đều như sau.

1.Công việc này khiến bạn thường xuyên ốm đau
Các chuyên gia cho rằng nếu như cuối tuần bạn luôn cho lắng cho công việc tuần sau,luôn cảm thấy không thoải mái khi nghĩ đến việc đi làm hoặc mỗi sáng thức giấc bạn thấy mệt mỏi khi phải đi làm thì nhất định có vấn đề. Cho rằng công việc không phù hợp sẽ khiến cho bạn dễ bị ốm.Nếu như bạn thường xuyên đau mỏi lưng,đau đầu,đau dạ dày đại tràng thì nên nghĩ đến việc tìm một công việc mới.

2.Khả năng sáng tạo giảm
Không có áp lực công việc hoặc áp lực công việc quá lớn đều là những điều không tốt lắm.Nếu như bạn phát hiện công việc hiện tại trở nên nhàm chán,nó như một quy trình được lập sẵn,sức sáng tạo của bạn giảm sút là biểu hiện cho thấy công việc này đối với bạn đã không còn không gian để phát triển.Đồng thời nếu như bạn đi làm mà thường không có việc gì để làm thì cũng là dự báo không tốt lắm,có thể bạn sắp bị sa thải.

3.Không học thêm được các kỹ năng mới
Thiếu đi khả năng phát triển sự nghiệp là nguyên nhân đầu tiên khiến người ta muốn nghỉ việc.Nếu như bạn phát hiện công việc hiện tại của bạn không giúp bạn học thêm bất kỳ điều gì mới mẻ hoặc không thể phát triển thêm thì bạn nên nghĩ đến việc chọn một công ty mới.

4.Không được thăng chức
Nếu như bạn mãi không được thăng chức thì bạn nên nghĩ đến việc nghỉ việc.Giả dụ công ty đưa ra lời giải thích cho việc này đồng thời đưa ra lời khuyên để bạn tiến bộ thì chứng tỏ công ty vẫn còn tín nhiệm bạn.Còn nếu như bạn luôn luôn bị bỏ qua thì bạn nên suy nghĩ đến việc ra đi.Đặc biệt là khi cấp dưới bạn đã vượt lên trở thành sếp của bạn thì chắc chắn bạn cũng khó có thể ở lại.

5.Việc tổ chức lại cơ cấu của công ty không hề liên quan đến bạn  
Trong tổ chức công ty luôn có sự thay đổi thế nhưng nếu như vị trí,dự án công việc của bạn bị hủy hoặc nhân viên dưới quyền bạn bị điều động thì điều đó chứng tỏ bộ phận của bạn đã trở nên dư thừa.Phía lãnh đạo công ty cũng không đưa ra lời giải thích hợp lý thì thiết nghĩ bạn cũng không nên “luyến tiếc” gì công việc này nữa.

6.Sự nỗ lực của bạn không được ghi nhận
Nếu công ty hoạt động rất tốt thế nhưng những nỗ lực của bạn không được sếp ghi nhận như không khen thưởng,không tăng lương…thì bạn nên suy nghĩ xem có nên tiếp tục “phí sức” cho công việc này nữa không?

7.Không còn hứng thú với công việc
31% những người muốn “nhảy việc” cho hay họ muốn thay đổi môi trường làm việc.nếu như công việc không còn sức cạnh tranh hoặc bạn không còn chút hứng thú nào với công việc thì nên nghĩ đến chuyện tìm một công việc mới.

9.Công ty đang thu hẹp quy mô
Có những lúc bạn rất thích công việc hiện tại nhưng vì công ty hoạt động không hiệu quả ví dụ như công ty muốn cắt giảm nhân công hoặc trì hoãn kế hoạch tuyển nhân viên mới hoặc xuất hiện những dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp khó khăn về tài chính thì đều đáng để bạn lưu ý.

10.Cách nhìn nhận của bạn có sự khác biệt với sự phát triển của công ty
Khi ở trong một công ty có những khác biệt về văn hóa,đạo đức và cách nhìn nhận vấn đề thì bạn sẽ mất niềm tin vào công việc.Có lẽ bạn nên tìm một công việc khác phù hợp hơn.

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tuyển dụng công nhân tại Đà Nẵng | Tuyển dụng Bắc Ninh | Tuyển dụng Bắc Giang

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay