10 bước tìm việc
Lượt xem: 1,037Chẳng có bí mật gì trong chuyện bạn phải thành thạo một số kỹ năng để thành công trong cuộc sống. Sau đây là 10 bước, mà nếu làm theo chúng một cách đúng đắn, bạn có thể tìm được công việc mới. Như ngạn ngữ Trung Quốc: “Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu với một bước duy nhất”.
1. Hiểu rõ thực tế tìm việc.
Đối với hành trình tìm việc, suy nghĩ đúng đắn cũng quan trọng không kém phương pháp tìm kiếm. Sau đây là một số suy nghĩ giúp điều chỉnh thái độ tìm việc của bạn:
-
Tìm việc chỉ là phát triển bản thân và tài năng của mình.
-
Biết được làm thế nào để tài năng của bạn có thể giúp ích cho chủ lao động.
-
Tìm việc bản thân nó cũng là một công việc – cần phải có thời gian.
-
Làm theo kế hoạch nhưng cũng phải linh động.
-
Đừng từ bỏ cho tới khi nào bạn thành công.
2. Tự nhận xét.
Xác định và ghi ra những sở thích, kỹ năng, giá trị và thói quen làm việc của bạn. Nếu bạn biết rõ tính cách của mình, bạn càng dễ dàng xác định công việc và công ty phù hợp cho mình.
3. Xác định mục tiêu của bạn.
Loại chức vụ nào bạn muốn? Hoạt động nào trong công việc mà bạn thích? Loại công ty nào phù hợp với bạn? Bạn có yêu cầu gì về địa điểm làm việc không? Biết được bạn muốn gì trước khi tìm kiếm sẽ giúp bạn nhắm đến những mục tiêu tốt nhất nhanh hơn.
4. Tạo hồ sơ việc làm.
Chuẩn bị và thu thập các giấy tờ như:
-
Thư giới thiệu mẫu, thư xin việc, thư triển khai sau phỏng vấn, thư nhận việc hoặc từ chối.
-
Đơn xin việc của bạn.
-
Thư đề nghị.
-
Học bạ, chứng nhận, bằng cấp của trường trung học hoặc đại học.
-
Khen ngợi và tán thưởng.
-
Danh thiếp.
5. Tổ chức một nhóm hỗ trợ.
Tập hợp từ ba đến sáu người giúp bạn hoàn tất các bước tìm việc. Hãy nhờ bạn bè, người thân và đồng nghiệp. Đưa cho mỗi người một nhiệm vụ, như nghiên cứu các công ty hoặc công việc. Nên nhớ, một tập thể sẽ làm việc tốt hơn một cá nhân nhiều. Hãy khen thưởng mọi thành viên trong nhóm.
6. Nhà tuyển dụng mục tiêu.
Nghiên cứu những nhà tuyển dụng tiềm năng và xác định đâu là nơi phù hợp với bạn. Tìm những công ty cần đến tài năng của bạn và tìm hiểu tên của cá nhân phụ trách vị trí bạn muốn ở từng nơi.
7. Nộp đơn.
Chuẩn bị toàn bộ thư giới thiệu, đơn xin việc và giấy tờ bổ sung để nộp đơn tìm việc cho công ty mục tiêu. Đảm bảo các bộ hồ sơ phải trông có vẻ chuyên nghiệp rồi gửi qua thư, fax hoặc email cho người có quyền tuyển dụng bạn. Minh họa rõ ràng bạn có giá trị đối với mỗi nhà tuyển dụng như thế nào. Lặp lại bước này cho tới khi tìm được công việc bạn muốn.
8. Phỏng vấn.
Nghiên cứu công ty trước buổi phỏng vấn – biết rõ công ty đó thuộc lĩnh vực nào và làm cách nào bạn có thể đóng góp cho mục tiêu của nó. Ăn mặc phù hợp. Biết được mức lương và phúc lợi bạn muốn có nhưng sẵn lòng thỏa thuận. Sau mỗi buổi phỏng vấn, gửi một lá thư cảm ơn nhấn mạnh bạn có ích cho công ty như thế nào. Lặp lại bước này cho tới khi tìm được việc bạn thích.
9. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị việc làm.
Gửi một lá thư được viết cẩn thận đến từng nhà tuyển dụng dựa trên thông báo nhận việc hoặc từ chối. Khi trả lời cho một đề nghị việc làm, bạn nên trình bày sự cảm kích, lặp lại các cụm từ trong thư đề nghị và định rõ khi nào bạn bắt đầu công việc mới. Bạn cũng nên trả lời những lá thư từ chối. Một lần nữa, nêu lên sự cảm kích của mình và bạn có giá trị như thế nào nếu như có cơ hội cho chức vụ liên quan.
10. Đánh giá quá trình.
Nếu bạn không nhận được công việc mục tiêu, hãy tự hỏi những câu sau:
-
Liệu tôi đã thực hiện hết mọi việc cần thiết chưa?
-
Thành tích ở mỗi bước của tôi như thế nào?
-
Điểm nào tôi có thể cải thiện?
Nếu bạn vẫn thất bại, hãy tìm nhà trợ giúp chuyên nghiệp. Một tư vấn viên nghề nghiệp đã qua trường lớp thường có thể xác định được nguyên nhân thất bại của bạn và đưa bạn về lại con đường thành công.