10 cách tạo nên các thông tin phản hồi hiệu quả
Lượt xem: 43,456Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Với mọi công việc, chẳng hạn account executive, việc làm tiếng Anh, việc tìm người mới nhất tại Nha Trang,... bạn đã bao giờ tự hỏi, làm thế nào để phản hồi thông tin hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
10 cách tạo nên các thông tin phản hồi hiệu quả
1. Thông tin phản hồi hiệu quả mang nội dung cụ thể, không phải là điều gì đó chung chung ( Ví dụ, hãy nói là “ Báo cáo anh trình bày hôm qua được viết rất tốt, dễ hiểu và nhấn mạnh vào những khó khăn về tài chính của công ty. “ thay vì nói “ Báo cáo của anh tốt lắm!” ).
2. Thông tin phản hồi hiệu quả luôn tập trung vào một hành vi cụ thể, không phải vào một cá nhân hay ý định của họ ( Trong cuộc tranh luận, khi người này phát biểu, bạn liền bỏ quên sự có mặt của những người khác).
3. Thông tin phản hồi tốt nhất phải mang tính xây dựng và chân thành. Hãy tin tôi, mọi người sẽ biết liệu họ có nên đón nhận chúng không?
4. Thông tin phản hồi thành công phải mô tả các hành động hay hành vi mà cá nhân đã thực hiện.
Bất kỳ khi nào có thể, một lời phản hồi được yêu cầu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy xin phép trước khi đưa ra thông tin phản hồi “ Tôi muốn nêu lên một vài ý kiến phản hồi về phần trình bày của anh, anh sẽ đồng ý chứ? “
5. Phản hồi hiệu quả liên quan đến việc chia sẻ thông tin và quan sát. Nó không bao gồm lời khuyên trừ phi bạn được cho phép hay yêu cầu.
6. Thông tin phản hồi phải được đưa ra đúng lúc. Dù mang tính tích cực hay xây dựng, chúng phải gắn chặt với các sự kiện.
7. Phản hồi hiệu quả trả lời cho câu hỏi cái gì và bằng cách nào mà một việc nào đó đã được thực hiện, không phải vì sao.
8. Kiểm tra để chắc chắn là người khác hiểu được các phản hồi của bạn
9. Phản hồi hiệu quả phải càng nhất quán càng tốt. Nếu các hành động tuyệt vời ngày hôm nay, chúng sẽ tuyệt vời ngày mai và ngược lại.
Lời khuyên:
1. Phản hồi là hình thức giao tiếp đến một cá nhân hay nhóm người, liên quan đến những tác động mà hành vi của họ mang đến cho người khác, công ty, khách hàng hay tập thể.
2. Phản hồi tích cực sẽ thông báo cho một người nào đó về công việc tốt đẹp của anh ta. Hãy thông tin chúng đúng lúc, cụ thể và thường xuyên.
3. Các phản hồi mang tính xây dựng báo hiệu cho cá nhân về những lĩnh vực mà anh ta có thể làm tốt hơn nữa
4. Phản hồi không có nghĩa là phê bình, chỉ trích; nó phải mang tính mô tả và hướng về hành động, không phải cá nhân.
5. Mục đích chính của phản hồi là giúp mọi người nhận ra vị trí của bản thân trong mối quan hệ với các hành vi công việc.
6. Công nhận các thành công của nhân viên là động lực mạnh mẽ nhất. Hầu hết chúng ta đều mong muốn được đánh giá cao vì những việc đã làm.