10 'chiêu' để thăng tiến

Lượt xem: 13,981
Khi bước chân vào chốn công sở, ai cũng muốn nhanh chóng và dễ dàng được “Thăng tiến”. Nhưng không phải con đường “thăng tiến” nào cũng trải đầy hoa hồng mà hầu hết nó được đo bằng sự nỗ lực và cố gắng của cá nhân người đi. Vậy làm thế nào bạn có thế vững vàng bước chân trên con đường rất chông gai này?


1. Hãy để cấp trên nhìn thấy những biểu hiện tích cực trong công việc của bạn. Định kỳ bạn hãy làm báo cáo về thành tích cũng như tiến độ hoàn thành công việc của mình, hãy để cấp trên thấy và khẳng định sự tồn tại cũng như sự cống hiến của bạn trong công việc chung.

2. Hãy luôn làm việc tích cực với một thái độ thực sự cầu thị. Đừng bao giờ than vãn hay có ý trách móc công việc của mình. Nên yêu cầu làm thêm những công việc trước đây bạn chưa từng làm mà chắc chắn mình có thể hoàn thành được. Như vậy, lãnh đạo sẽ nhìn thấy ở bạn một tinh thần làm việc hết mình và chí tiến thủ trong công việc cao.

3. Tận dụng cơ hội để chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình. Có thể chỉ bắt đầu bằng lãnh đạo nhóm nhỏ trong các hoạt động của công ty. Điều quan trọng là bạn phải luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thể hiện cao tinh thần trách nhiệm cũng như sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm nếu xảy ra sự cố. Một nhân viên như vậy chắc chắn sẽ gây đựơc sự chú ý với mọi người.

4. Tạo mối quan hệ tốt với mọi người trong công ty, từ những nhân viên tạp vụ cho đến các vị lãnh đạo hoặc cấp trên của bạn. Đừng nên chỉ “thấy người sang bắt quàng làm họ” hoặc chỉ giao lưu, học hỏi những người có chức vụ cao. Như vậy, mọi người sẽ đánh giá bạn là nhân viên thủ đoạn và cơ hội. Nên có mối quan hệ tốt với tất cả mọi người trong công ty mình.

5. Luôn cố gắng hoàn thành trước thời hạn những công việc được giao, luôn chứng minh cho mọi người thấy năng lực cũng như sự nhanh nhạy trong công việc của bạn. Đừng bao giờ đế cấp trên nhắc nhở cũng như phàn nàn về tiến độ hoàn thành công việc.

6. Luôn dũng cảm đối diện với những thử thách và khó khăn mới. Bạn nên xung phong nhận những công việc mà ít nhân viên nào dám đảm nhận. Đồng thời nên thường xuyên thể hiện quan điểm trong công việc của bạn với cấp trên. Hãy để họ thấy bạn là một nhân viên có tài và đủ dũng cảm để đảm trách mọi công việc được giao.

7. Nhiệt tình tham gia các hoạt động của công ty. Đây là cơ hội tốt để bạn có thể vừa giao lưu với mọi người, vừa chứng minh tinh thần năng nổ, nhiệt tình, hoạt bát trong các hoạt động ngoại khóa.

8. Luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm cũng như các kỹ năng cần thiết khác từ đồng nghiệp. Việc làm này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc hiện tại cũng như trong tương lai. Hơn nữa, với một nhân viên ham học hỏi như bạn thì cấp trên sẽ cảm thấy đáng quý và tin tưởng.

9. Không ngừng học hỏi và trau dồi thêm kiến thức từ sách vở và thực tế. Bạn nên học thêm những kỹ năng cần thiết cho công việc trong hiện tại và tương lai như : máy tính, ngoại ngữ hay những kiến thức về công tác quản lý …

10. Lên kế hoạch cho sự nghiệp của mình. Một kế họach tốt là một kế hoạch được hoàn thiện từng bước, bạn phải cố gắng và chắc chắn mình sẽ thực hiện tốt được các bước đó. Chỉ cần ghi nhớ rằng: Đây là sự nghiệp, là tương lai của bạn, đừng nên bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào đến với mình.

Chúc bạn thành công!

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay