10 công việc nhà quản lý không thể để đến ngày mai

Lượt xem: 31,651

1. Lựa chọn những người giỏi nhất

Trong vai trò của người quản lý, hãy dành cho bản thân một cơ hội tốt hơn để thành công bằng việc chọn ra những nhân viên giỏi nhất từ vạch xuất phát ban đầu. Hãy đọc và học cách làm thế nào để lựa chọn ra những ứng viên tốt nhất cho công việc.

2. Hãy là người thúc đẩy

Con người ta thường làm những việc mình muốn. Trong công việc không có sự khác biệt, con người ta làm tốt công việc được giao để nhận được lương cao, uy thế hay sự thừa nhận của người xung quanh. Còn ngược lại, họ làm một công việc chưa tốt đó là bởi họ thấy thực hiện nó quá dễ dàng mà vẫn được trả lương. Họ thực sự làm việc chăm chỉ khi họ muốn gây ấn tượng với ai đó. Để thúc đẩy nhân viên của bạn làm việc tốt hơn, hãy tìm ra đâu là cái họ muốn và bạn có thể làm thế nào để mang lại cho họ những điều đó (không nằm ngoài mục đích thúc đẩy họ làm những việc bạn muốn).

3. Xây dựng nhóm

Thúc đẩy nhân viên đạt được thành công trong công việc thôi chưa đủ. Họ cần phải cùng nhau làm việc như một đội để hoàn thành mục tiêu của nhóm đề ra. Nếu chúng ta muốn họ chỉ làm việc của riêng họ, chúng ta không cần những người quản lý để hợp nhất họ thành một đội.

4. Hãy là một nhà lãnh đạo (chứ không chỉ là người quản lý)

Bạn đã xây dựng được một nhóm làm việc tốt nhất từ những nhân viên xuất sắc nhất hiện có. Bạn đã thúc đẩy họ làm việc đạt được hiệu quả cao nhất. Vậy bạn còn bỏ lỡ điều gì? Thúc đẩy nhóm sẽ trở thành vô giá trị trừ khi bạn đưa ra được một đường hướng đứng đắn, trừ khi bạn hướng động lực đó theo hướng mục tiêu và dẫn dắt nhóm của bạn theo hướng mục tiêu đó. Khả năng lãnh đạo người khác thực sự sẽ khẳng định được sự vượt trội của người quản lý so với những người ngang hàng của họ. Hãy nhớ rằng trong tổ chức có những bậc lãnh đạo khác nhau, bạn hãy chọn cho mình một cấp bậc lãnh đạo bạn muốn.

5. Cải thiện khả năng giao tiếp

Giao tiếp có thể là kỹ năng quan trọng nhất của người quản lý. Tất cả nhân viên đều phải phụ thuộc vào khả năng ngoại giao của người quản lý. Bạn không thể là một người lãnh đạo nếu bạn không thể truyền tải tầm nhìn, quan điểm của bạn. Bạn không thể thúc đẩy nhân viên của mình nếu họ không thể hiểu được điều bạn muốn. Chúng ta có thể cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp thông qua thực hành. Có hai cách giúp bạn có thể nâng cao khả năng giao tiếp của bạn hiệu quả: tranh luận quan điểm về vấn đề với ai đó hoặc viết ra các công việc phải làm.
6. Quản lý tiền bạc khoa học hơn

Để đứng vững trong kinh doanh, một công ty cần phải làm ra lợi nhuận, ở đây chính là tiền bạc. Hay nói một cách khác, bạn làm mọi cách để sao cho số tiền thu được nhiều lên và tất nhiên khoản tiền chi tiêu ra phải ít hơn số tiền bạn kiếm được. Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của bạn trong công ty, bạn có thể có nhiều ảnh hưởng hơn đối với lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, nhưng bạn cần hiểu được cả hai điều nói trên. Bạn có thể giúp công ty của bạn, nhân viên của bạn và ngay cả bản thân bạn trở thành người quản lý tiền bạc tốt hơn.

7. Quản lý thời gian hiệu quả hơn

Thời gian là tiền bạc. Bạn quản lý quỹ thời gian của mình càng tốt bao nhiêu thì bạn càng trở thành người quản lý hiệu quả bấy nhiêu.

Đừng có quá dựa dẫm vào nhân viên của bạn mà quên mất vai trò của bản thân. Hãy phân định rõ đâu là những mảng bạn còn chưa mạnh và dần cải thiện các điểm yếu đó.

9. Quản lý đúng nội quy

Những vụ scandal kiểu Enron đã chỉ cho bạn thấy nội quy, nguyên tắc xử thế có vai trò quan trọng như thế nào trong kinh doanh. Nếu bạn muốn tránh những lỗi lầm tương tự giống tập đoàn Enron, hãy quản lý chặt những nội quy, đạo đức nghề nghiệp đề ra.

10. Nghỉ ngơi

Trong vai trò của người quản lý, bạn sẽ làm việc kém hiệu quả nếu bạn quá stress. Bạn khó kiềm chế bản thân và dễ nổi cáu với mọi người hơn. Những lúc đó không ai muốn ở gần bạn. Hãy nghỉ ngơi. Hãy tự thưởng cho mình những giây phút thư giãn, nghỉ ngơi và bạn cần phải “xạc pin” cho bản thân. Hiệu suất làm việc của bạn sẽ tăng lên khi bạn trở lại công việc và bù đắp lại cho khoảng thời gian bạn nghỉ ngơi.

Quản lý là một kỹ năng cần phải học. Bạn có thể cải thiện vai trò quản lý của mình thông qua làm việc mỗi ngày và dần dần tốt lên. Nếu bạn nhặt ra một vấn đề mỗi ngày và làm việc nhằm cải thiện lĩnh vực đó, bạn sẽ trở thành một người quản lý tốt hơn trước khi bạn nhận ra sự thay đổi này. Và chắc chắn nhân viên của bạn cũng sẽ nói với bạn tin vui đó.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay