10 "cột trụ" của việc lãnh đạo (P1)

Lượt xem: 12,586

Lãnh đạo là bất kỳ mối quan hệ ảnh hưởng nào mà tạo ra thay đổi. Đó có thể là mối quan hệ giữa giáo viên với sinh viên, cha mẹ với con cái, chính trị gia với công dân, ông chủ với nhân viên, hoặc ngay cả đồng nghiệp với đồng nghiệp...Nếu xem việc lãnh đạo như một ngôi nhà, thì 10 điều sau đây sẽ là "cột trụ".

1. Nhà lãnh đạo phải luôn có mặt trong khủng hoảng

Sự tham lam và lừa đảo của Enron, Worldcom và Martha Steward...đã làm xói mòn niềm tin của mọi người trên thế giới và họ rất khó để có thể lấy lại được danh tiếng của mình.

Xây dựng sự tin cậy đòi hỏi những nỗ lực đặc biệt của các CEO và các ông chủ doanh nghiệp, trong đó đòi hỏi họ phải truyền đạt một cách cởi mở, trung thực và thường xuyên, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng. Trong suốt cuộc khủng hoảng, các cổ đông muốn nghe tin từ người lãnh đạo, họ không muốn nghe từ người phát ngôn của vị lãnh đạo đó. Họ không chỉ muốn nghe từ người có vị trí cao nhất, mà họ còn muốn được tham gia vào quá trình truyền thông cởi mở, liên quan đến việc chia sẻ thông tin và quan điểm, và họ muốn biết rằng tiếng nói của họ cũng được lắng nghe.

Trong suốt thời kỳ xáo trộn sẽ rất quan trọng nếu tận dụng được các cơ hội để truyền thông, bao gồm cả diễn đàn, gặp nhau vào bữa ăn sáng, truyền thông đại chúng, gặp một với một...Mục tiêu là truyền thông cởi mở và thường xuyên để đảm bảo rằng nền văn hóa của sự tin cậy vẫn được duy trì.

2. Các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng tìm chỗ đứng dựa trên tầm nhìn và giá trị của họ

Nhà lãnh đạo phải sẵn sàng thừa nhận rằng họ cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ những người hướng dẫn, cố vấn...- những người có thể giúp họ làm tốt công việc mà đòi hỏi phải nâng tầm suy nghĩ và gạt bớt cái tôi.

Họ phải sẵn sàng khám phá ra những giá trị của mình và cách họ có thể làm cho công ty đi đúng tầm nhìn đã đặt ra. Vị trí của nhà lãnh đạo phải "gắn chặt" với mặt đất và vững chắc, để người đó không bị "lơ lửng trên không" trong thời kỳ khó khăn cũng như khi phải đối mặt với các vụ tranh cãi. Nhà lãnh đạo phải tìm được và tin tưởng vị trí của mình, không chỉ vì danh tiếng, mà vì nó được định hướng bằng hệ thống giá trị đích thực, không bao giờ thay đổi.

3. Nhà lãnh đạo phải sẵn sàng gắn kết với 4 lĩnh vực của một con người: thể chất, tình cảm, trí tuệ và tâm hồn

Những thứ này phải "đồng dạng" với môi trường của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng gắn kết, khỏe về thể chất, cân bằng về tình cảm, vững chắc về trí tuệ và tập trung vào tâm hồn. Có một cuộc sống khỏe mạnh là một đòi hỏi với nhiều nhà lãnh đạo nếu người đó muốn làm cho người khác tin tưởng. Không thể không nghĩ đến Tiger Woods khi nghĩ về các nhà lãnh đạo thực sự gắn kết. Ông là minh chứng về một nhà lãnh đạo với cơ thể khỏe mạnh, tư duy sắc bén, cảm xúc ổn định và sự hiện diện tinh thần đầy cảm hứng. Ông được các thanh niên trẻ học theo và làm theo.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo phải sẵn sàng tạo ra một môi trường lành mạnh cùng với việc có được một cuộc sống khỏe mạnh. Những con người và mạng lưới xung quanh nhà lãnh đạo phải có nền tảng vững chắc, và các hoạt động mà nhà lãnh đạo lựa chọn phải tạo ra những thay đổi tích cực.

Nếu môi trường đó không đồng dạng với các mục tiêu mà một nhà lãnh đạo đang tìm kiếm, nguồn lực, năng lượng và hiệu quả của nhà lãnh đạo sẽ bị lãng phí, trở nên bế tắc và mọi người sẽ không sẵn sàng đi theo. Họ sẽ tìm đến những nhà lãnh đạo vững chắc hơn để có được định hướng và hy vọng.

4. Các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng xây dựng "nguồn vốn xã hội" bằng việc thiết kế một mạng lưới dựa trên sự đa dạng

Xây dựng mạng lưới đa dạng là một bước quan trọng để nhà lãnh đạo có thể xây dựng một tổ chức vững mạnh cũng như một cuộc sống lành mạnh. Bằng việc tiếp cận với các nền văn hóa, các lứa tuổi, từ các nơi với nền giáo dục và tín ngưỡng khác nhau, nhà lãnh đạo có thể xây dựng một mạng lưới mà tạo ra kết quả không chỉ lớn mà còn bền vững.

5. Nhà lãnh đạo phải sẵn sàng vượt qua những lời phê phán cay độc trong thế giới kinh doanh và xác định một phong cách lãnh đạo đầy lạc quan

Chẳng công ty nào không có những người hay chỉ trích, phê bình. Họ thường tin rằng con người được động viên bằng chính sở thích của mình và họ không tin vào sự chính trực của những người khác. Họ nhiều mong đợi và cảm thấy thất vọng khi mọi người không đáp ứng được mong đợi của họ.

Để bắt đầu làm việc với những thử thách này, các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng gạt bỏ thái độ chỉ trích và phát triển các phẩm chất được cho là rất quan trọng với việc lãnh đạo, như sự chính trực, khả năng liên hệ, vạch ra tầm nhìn, truyền cảm hứng và xây dựng các nhóm gắn kết và hợp tác.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay