10 dấu hiệu bạn sắp phải thay đổi công việc

Lượt xem: 18,404
Nếu bạn cảm thấy công việc hiện tại không đủ động lực để lôi kéo bạn ra khỏi gường vào mỗi buổi sáng. Hoặc bạn có những biểu hiện tương tự như những gợi ý dưới đây, có khả năng bạn phải thay đổi một công việc mới.


1. Bạn sợ phải rời khỏi gường vào buổi sáng và đi làm. Có thể công việc hiện tại đã không còn thú vị với bạn nữa, bạn đã làm nó quá lâu, cũng có thể bạn gây xích mích với đồng nghiệp hay bất cứ lý do nào đó mà đã làm cho bạn phải sợ đối mặt với môi trường làm việc hiện tại.

2.Bạn bị kiệt sức, bạn cảm thấy bị mất ngủ và luôn thèm ngủ, vì bạn đã không được ngủ đủ 8giờ/ngày. Bạn nhận thấy cuộc sống của bạn đã bị xê dịch khi bạn không được nghỉ ngơi. Nó là thứ quan trọng để cung cấp năng lượng và sinh khí để bạn thích thú với cuộc sống của mình. Bạn cũng cần năng lượng để làm tăng năng suất lao động của bạn. Một sự nghiệp hay một công việc lý tưởng phải cần cho bạn một nguồn năng lương dồi dào, luôn được nạp đầy mà không bao giờ cạn.

3. Bạn vừa làm việc vừa xem đồng và mong sao cho nhanh hết giờ. Nếu nó không thể làm bạn bình tĩnh, thay vào đó hãy nói rằng “ Wow, Thời gian đã đi đâu hết rồi, tôi không thể tin bây giờ là 5 giờ đúng rồi sao?” Hãy hình dung cảm giác ấy ngay bây giờ, nó sẽ giúp bạn cảm thấy thời gian làm việc sẽ trôi qua nhanh và khắc phục được cảm giác chán nản của bạn.

4. Bạn không hoàn thành bất cứ một công việc nào thuộc trách nhiệm của mình. Bạn ngạc nhiên làm sao khi nhiều người thực sự đã có những phần thưởng xứng đáng cho những gì mà họ thích làm. Vì sao bạn lại không là một trong số họ?

5. Bạn không chắc chắn về những gì mà bạn làm, nhưng bạn biết công việc hiện tại không còn làm cho bạn thích thú được nữa. Bỏ ra một ít thời gian để liệt kê ra những năng khiếu, năng lực và những sở thích gây hứng thú cho bạn. Ngay bây giờ, hãy hình dung ra một công việc, nơi bạn có thể sử dụng tất cả những thành phần mà bạn đã liệt kê ra đó và sử dụng chúng hàng ngày.

6. Bạn nhận ra sự mâu thuẫn giữa văn hóa công ty với hệ thống giá trị và lòng tin của bạn. Sự nhận thức về chính bản thân mình là một hành động vô cùng quan trọng. Nếu bạn thực sự làm sáng tỏ hệ thống giá trị và lòng tin của mình, thì đây chính là lúc thích hợp để chứng minh công việc hoặc lĩnh vực chuyên môn của bạn có đi cùng chiều với công ty hay không.

7. Bạn có một sự mong muốn mãnh liệt để cố gắng làm mới một số thứ. Vậy thì bạn cứ làm theo những điều mình thích. Nhóm lên ngọn lửa đam mê không phải dễ. Có thể đây là cơ hội để bạn thay đổi một vị trí làm việc mới, để chứng tỏ khả năng và kinh nghiệm của bạn đã tích lũy được lâu nay mà công việc hiện tại không còn khả năng đáp ứng nữa.

8. Công việc bạn đang làm gây tổn hại đến sức khỏe của bạn. Chẳng hạn như những vấn đề về cơ quan tiêu hóa, chứng đau đầu, mất ngủ. Có lẽ bạn đã nghe một câu nói: “ Nếu không đủ sức khỏe thì đừng nên làm nhiều”. Hay một câu nói tương tự: “ Nếu không đủ sức khỏe, thì bạn không thể thích được làm tất cả”. Bạn xứng đáng được nhiều hơn như vậy.

9. Bạn đã có ý đồ thay đổi một công việc khác bạn yêu thích hơn. Nếu sự thật là như vậy, bạn hãy lên kế hoạch tìm việc mới, bạn bắt đầu tìm hiểu về những vị trí mà bạn yêu thích hơn, chuẩn bị làm mới lại thư xin việchồ sơ xin việc của bạn, tìm kiếm cách thức để đem đến cuộc phỏng vấn thành công,… trước khi bạn nghỉ làm công vịêc hiện tại.

10. Bạn thích để cho cảm xúc điều khiển cuộc sống của bạn, bạn muốn có được nhiều tự do và quyền lựa chọn. Đây là một mong muốn tuyệt vời. Có lẽ công việc hiện tại đã chiếm hết thời gian và tuổi trẻ của bạn. Nó không đem đến cho bạn sự tự chủ về thời gian đối với gia đình và bạn bè. Bạn muốn có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Nếu bạn đồng ý ít nhất 5/10 gợi ý trên đây, thì bạn nên cân nhắc đến việc thay đổi vị trí làm việc của bạn. Tìm cho bạn một người cố vấn, hay người có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực tuyển dụng, để tư vấn cho bạn cách tìm nguồn thích hợp để hỗ trợ bạn trong quá trình thay đổi và tìm kiếm công việc mới.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay