10 điều nên biết trong cuộc phỏng vấn
Lượt xem: 15,877Đi phỏng vấn xin việc mà bạn ngơ ngơ ngác ngác như người từ trên trời rơi xuống, thì biết đến bao giờ bạn mới tìm được việc. Chẳng có một nhà tuyển dụng nào kiên nhẫn ngồi phỏng vấn với một người như vậy. Bạn nên học hỏi những điều dưới đây và tránh xa những gì không nên có.
1. Thiếu hiểu biết về mục đích của mình. Có nhiều ứng viên nghĩ về mục đích trong cuộc phỏng vấn của họ chỉ đơn giản là hỏi về công việc. Thực sự thì mục tiêu chính của bạn là để chứng minh việc làm thế nào để bạn trình bày việc mình có phù hợp với những yêu cầu công việc của họ đưa ra, và công việc đó có thực sự phù hợp với bạn hay không?
2. Thể hiện sự nghèo túng, cần tiền. Đừng ngu ngốc mà thể hiện ra điều đó. Nhắc nhở bản thân trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. Chú ý tránh những điều: Bạn tỏ vẻ không quan tâm đến vị trí công việc của họ và những gì họ cần mà chỉ chú tâm đến việc làm sao để có tiền cho cuộc sống hàng ngày, cho việc mua thức ăn, thức uống…. Thế thì bạn sớm được mời ra khỏi cuộc phỏng vấn ngay.
3. Kém giao tiếp. Điều này chứng minh cho việc bạn có để lại ấn tượng tốt đầu tiên hay không. Bạn cần phải học hỏi rất nhiều về cách giao tiếp bởi đây là điều rất quan trọng. Bạn có thể nhờ đến một chuyên gia nào đó, hay những người bạn có nhiều kinh nghiệm trong việc giao tiếp khi đi phỏng vấn. Một điều cơ bản đầu tiên khi bạn bước vào cuộc phỏng vấn là đứng thẳng người, mắt tiếp xúc với nhà tuyển dụng, đưa tay ra bắt trước với người phỏng vấn.
4. Giữ vững lập trường. Nên đặt bạn ngang hàng với người phỏng vấn, xem cuộc trò chuyện giữa hai bên như hai người bạn. Không nên tỏ ra là người yếu kém hơn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tư cách của bạn qua cuộc đối thoại nên bạn phải tỏ ra tự chủ và giữ vững quan điểm của mình. Điều đó thể hiện bạn là một người tinh tế, nhạy bén và tự tin.
5. Đừng chỉ biết trả lời. Cuộc phỏng vấn giống như cuộc đàm thoại. Đừng chỉ biết trả lời những câu hỏi của họ. Sao bạn không chuẩn bị sẵn những câu chuyện liên quan đến những thành tích nổi bật của bạn? Khi bạn trả lời bất cứ câu hỏi nào, hãy trả lời thật chính xác ngay lập tức và kèm theo những câu hỏi của bạn nếu thích hợp.
6. Nói dông dài. Đừng kể lể dông dài câu chuyện về những thành tích của bạn. Tập trung vào những câu hỏi liên quan đến vị trí công việc của họ. Đừng nói ra những điều không cần thiết.
7. Đừng tỏ ra quá thân mật. Một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp họ có quá nhiều kinh nghiệm để nhận biết tư cách của bạn chỉ trong vòng 10 phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn. Họ biết cách tạo cho bạn một cảm giác thoải mái nhất. Điều đó không có ý nghĩa là họ dễ chịu, không có nghĩa họ là người bạn tốt của bạn. Đừng vì thế mà mất cảnh giác, nói chuyện quá vô tư và hết sức thân mật như quen lâu lắm rồi mà không cân nhắc đến từng lời nói và hành động của mình.
8. Đừng đưa ra những giả định thiếu chân xác. Đừng dại dột hỏi những câu hỏi mà bạn thiếu hiểu biết và thiếu thông tin cho vấn đề bạn hỏi. Đừng phỏng đoán những ý nghĩ của nhà tuyển dụng rồi phát ngôn ra không trùng với ý nghĩ của họ. Gây ấn tượng trong cuộc phỏng vấn bằng những thông tin mà bạn đã tìm hiểu trước khi đến với cuộc phỏng vấn. Nếu không đoán ra được ý nghỉ của họ thì bạn nên hỏi sang vấn đề khác.
9. Dễ bị kích động. Trong lúc phỏng vấn có lẽ điều đem đến hiệu quả nhất là sự điềm tĩnh và có ý thức. Đừng để tinh thần dễ bị kích động sẽ đưa ra những cử chỉ không hay và những lời nói thô tục làm mất điểm trước nhà tuyển dụng. Giữ cho tâm trí với những ý nghĩ rõ ràng, phóng khoáng suốt cả cuộc phỏng vấn.
10. Không nên hỏi những câu hỏi thừa. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều không có cảm tình với những ai không biết đặt ra những câu hỏi hay hỏi những câu hỏi không liên quan đến công việc của họ.Vì thế bạn nên khám phá ra nhiều hơn những gì vốn có của công việc này. Bạn đến với cuộc phỏng vấn với một danh sách câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị sẵn về những gì liên quan đến vị trí bạn xin và đến công ty họ, danh sách những nhân viên đang làm việc ở đó. Hỏi những câu hỏi bắt đầu với : “Cái gì”, “Vì sao”, “Làm thế nào”. Tránh những câu hỏi chỉ đơn điệu với “yes/no” (có/không), vì sau đó sẽ không có lời giải thích. Hãy để cho người phỏng vấn bạn nói nhiều hơn, lúc đó bạn nên ghi chép lại.