10 điều nên tránh trong lá thư xin thôi việc

Lượt xem: 13,511
Vì nhiều nỗi bức xúc, bạn quyết định nói lời chia tay với công ty. Viết thư xin thôi việc là điều cuối cùng bạn cần làm. Nhưng bạn lại dại dột trút hết cảm xúc của mình vào lá thư đó.


Tôi ghét từng phút làm việc tại nơi này

Có lẽ bạn thực sự muốn nói thế, và đó có thể là sự thực. Lý do bạn ra đi có thể chính là môi trường làm việc. Tuy nhiên, bạn hãy giữ ý nghĩ đó cho riêng mình và những người thân quen.

Ông/bà là vị sếp tệ nhất mà tôi từng biết

Lại một lần nữa, điều này có thể đúng và có thể là nguyên nhân chính khiến bạn quyết định dứt áo ra đi. Dù vậy, một lá thư xin thôi việc không bao giờ nên quá cá nhân như thế.

Tại sao tôi lại không được đối xử công bằng hơn?

Thật khó để bạn có thể nhận được câu trả lời khi hỏi như thế. Hơn nữa, nếu bạn tuyên bố rằng mình đã không được đối xử công bằng và giờ bạn ra đi, công ty có thể cho rằng bạn đã thuê luật sư.

Trong công việc sắp tới, tôi sẽ có rất nhiều trách nhiệm quan trọng

Sếp của bạn không cần biết điều này và thực ra họ cũng chẳng mấy quan tâm. Bạn viết thư xin thôi việc chứ không phải thư thông báo kế hoạch tương lai của bạn. Dĩ nhiên, nếu cấp trên hỏi về nơi bạn sẽ đến thì bạn có thể đề cập đến. Tuy vậy, cần lưu ý rằng nếu bạn chuyển sang một công ty đối địch, tốt hơn là không nên kể lể chi tiết.

Hãy cho tôi biết còn vị trí nào khác đang thiếu người không

Có vị sếp nào muốn xem xét một vị trí mới cho bạn ở công ty của họ khi bạn đã muốn bước chân ra khỏi đó không? Hãy khôn ngoan.

Đây chính là vấn đề của công ty này

Chỉ ra những điều cần cải thiện vào lúc này không những không phù hợp, mà còn chẳng có liên quan gì. Đây là lá thư xin thôi việc, không phải là cơ hội để bạn “lên lớp”.

Trưởng phòng đã phá hoại công việc của tôi

Dù đó có là sự thực thì việc chỉ mặt đặt tên như thế sẽ chẳng đưa bạn đến đâu cả. Nó thể hiện cách suy nghĩ và thái độ không chuyên nghiệp, không đúng lúc.

Tôi sẽ nhớ nhóm của tôi hơn ông/bà nghĩ nhiều

Bạn có thể bày tỏ tâm tư, suy nghĩ của mình, tuy nhiên nên hạn chế những lời lẽ sướt mướt, ủy mị trên giấy tờ.

Ông/bà sẽ nhớ tôi lắm đấy!

Người ra đi bao giờ chẳng muốn và hy vọng những người ở lại sẽ nhớ đến mình và những đóng góp của mình. Tuy vậy, thật không phải lúc khi bạn cố gắng tự thổi còi. Hơn nữa, quả thật họ sẽ chẳng còn mấy nhớ đến bạn khi họ đã có người mới thay thế.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay