10 điều nhân viên ghét nhất ở sếp
Lượt xem: 35,398
Các sếp biết mình ghét những điều gì nhất ở nhân viên, nhưng có lẽ nhiều sếp không biết hoặc cố tình tảng lờ những điều nhân viên ghét nhất ở sếp.
Đó là:
1. Thiếu truyền thông
Đây là vấn đề lớn nhất với bất kỳ mối quan hệ nào, không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà còn xâm nhập vào công việc.
Vấn đề bắt đầu khi nhân viên né tránh nói chuyện với cấp trên và sợ phải đóng góp ý kiến. Đây là một cảm giác hợp lý trong nhiều trường hợp. Nhưng có nhiều điều mà các sếp có thể làm để mở rộng đường dây liên lạc, chẳng hạn dành thời gian cho nhân viên, đưa ra phản hồi, lắng nghe thân mật, đặt câu hỏi và không trốn biệt trong phòng rồi ra chỉ thị thông qua những bức thư điện tử.
2. Đối xử không công bằng
Sẽ thật khó có thể tìm được một nhân viên mà nghĩ rằng họ làm ra quá nhiều tiền. Vì thế, điều tốt nhất các sếp có thể làm là quyết định tiêu chuẩn về mức lương một cách công bằng.
3. Không đảm bảo an toàn trong công việc
Sự đảm bảo an toàn trong công việc trở thành một vấn đề cấp thiết. Chừng nào nhân viên cảm thấy công việc của mình còn bấp bênh thì người đó vẫn chưa thể làm tốt được.
4. Không đánh giá cao nhân viên
Khi nhân viên không cảm thấy mình được đánh giá cao, nó tạo ra sự căng thẳng có thể tác động xấu đến hiệu quả. Có nhiều cách để thể hiện sự đánh giá cao. Chẳng hạn, không có gì nói: "Chúng tôi đánh giá cao bạn" hơn là khi nhân viên làm việc chăm chỉ để hoàn thành dự án và bạn khen ngợi họ bằng cách cho họ có thời gian để nghỉ. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu nhân viên được nghỉ thêm nửa ngày thứ sáu thôi, thì tuần mới họ đã làm việc hiệu quả như thế nào.
5. Thiên vị
Bất kỳ một người nhận được sự đối xử đặc biệt ở nơi làm việc, thì những đồng nghiệp của họ cũng sẽ dòm ngó. Dù đó là tiền bạc, thăng tiến không xứng đáng, lịch làm việc thoáng hơn, thì sự thiên vị của sếp sẽ phá huỷ tinh thần làm việc.
6. Bắt nhân viên làm việc quá tải
Bên cạnh lời phàn nàn về việc trả lương, thì đây cũng là lời phàn nàn phổ biến của nhân viên, cho dù nó có đúng hay không. Và chắc chắn nó có tác động xấu không kém gì việc cảm thấy mức lương không xứng đáng với công sức của họ.
7. Quản lý vi mô
Vị sếp mà quan tâm một cách chu đáo là một người tuyệt vời. Nhưng vị sếp mà quan tâm đến mức soi xét từng li từng tí thì thực sự là một cơn ác mộng. Những vị sếp quản lý vi mô chứng tỏ họ thiếu tin cậy nhân viên và khả năng làm việc của họ. Các vị sếp vi mô thường sợ rằng nếu họ mà không sát sao, thì nhân viên sẽ lơ là hoặc làm hỏng việc.
8. Các sếp bất tài
Thường thì bao giờ cũng có kẻ như vậy trong tổ chức. Người đó là người hay lắc đầu và hỏi: "Thế giới sẽ thế nào nếu như họ làm việc đó?". Hàng ngàn vị sếp không đủ phẩm chất đã nắm giữ những vị trí lẽ ra không nên thuộc về họ. Những người này chẳng những làm nhân viên không nể phục, mà nhân viên còn cảm thấy khó chịu khi bị họ chỉ đạo.
9. Không có cơ hội thăng tiến
Điều này thì chẳng nhân viên nào thích cả. Nếu họ đã nỗ lực, cống hiến hết sức mình và đạt được thành công đáng kể, mà không được thăng tiến thì họ sẽ không được khích lệ và không muốn tiếp tục nỗ lực nữa.
10. Sếp hống hách, độc đoán
Đây có thể là điều khó chịu nhất ở bất kỳ môi trường làm việc nào. Trong trường hợp này, điều nhân viên hay làm là báo cáo lên người giám sát hoặc bộ phận quản lý nhân lực.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :