10 kẻ thù cản đường thăng tiến

Lượt xem: 16,207

Trong khi các đồng nghiệp đã leo lên vị trí này, vị trí kia thì bạn lại vẫn cứ dậm chân tại chỗ, không thể tiến xa hơn được. Nếu bạn đã tìm đủ mọi cách mà việc thăng tiến không có kết quả thì hãy xét xem đâu trong số 10 nguyên nhân dưới đây là kẻ thủ cản trở con đường sự nghiệp của bạn.

Kẻ thù số 1: Bạn là một người hay trốn việc

Bạn có phải là người hay đi làm muộn, là người đầu tiên ra khỏi cửa khi chưa hết giờ làm việc và luôn cáo ốm vào các ngày thứ hai và thứ 5? Và nếu có bị lỡ deadline công việc thì đó không phải do lỗi của bạn mà là do chiếc máy tính bị hỏng… do những hướng dẫn không rõ ràng và bạn trách rằng mình không nhận được sự giúp đỡ kịp thời…

Kẻ thù số 2: Bạn chỉ hoàn thành đủ số công việc được giao

Bạn không phải là một người trốn việc, luôn đi đúng giờ và hoàn thành đủ công việc với số thời gian được trả tiền trong ngày. Và đó mới là vấn đề.

Làm tốt công việc, tất nhiên, rất hợp lý, rất tốt, rất đáng hoan nghênh, và không có gì phải bàn cãi để duy trì một công việc ổn định. Nhưng điều đó vẫn không đủ để được thăng tiến và nhận được nhiều trách nhiệm hơn. Nếu bạn không cố gắng hết mình cho sự phát triển của công ty thì đừng ngạc nhiên khi sếp không cho bạn nhiều cơ hội.

Kẻ thù số 3: Bạn thiếu kỹ năng lãnh đạo

Hoàn thành tốt công việc vẫn chưa đủ để được thăng tiến vì mọi người cần biết ở bạn một khả năng lãnh đạo. Vì thế, hãy làm những gì để các đồng nghiệp chú ý đến bạn, đặc biệt là những người trực tiếp "cân nhắc" bạn.

Bất cứ công việc nào làm tốt, bạn hãy lưu vào bản ghi nhớ để nhấn mạnh khả năng của bạn với nhóm làm việc, khi đó mọi người sẽ nhìn bạn như thể là một lãnh đạo.

Hãy chắc rằng bạn vận dụng nhiều cách khác nhau để tạo sự nổi bật chẳng hạn như xung phong dẫn đầu các nhóm, viết báo, hướng dẫn mọi người thực hiện dự án trong công ty…

Kẻ thù số 4: Bạn là một người khó tính

Sẽ rất tốt nếu bạn nổi bật trong nhóm làm việc, nhưng nổi bật theo cách tiêu cực thì quả là sai lầm. Nếu bạn bảo thủ, phàn nàn nhiều, và thường gây khó dễ cho sếp hoặc cho những người khác trong công ty thì bạn rất dễ phải tìm kiếm một công việc mới trước khi bạn có cơ hội thăng tiến.

Kẻ thù số 5: Bạn không hoàn hảo trong công việc

Thật ngạc nhiên khi mà nhiều nhân viên làm việc kém hiệu quả chỉ bởi vì họ cảm thấy công việc hiện tại không xứng tầm với họ. Họ cho rằng, sẽ chẳng vấn đề gì nếu sai sót một chút, sẽ chẳng vấn đề gì khi bài thuyết trình có một trang bị chèn xuống, có nhiều lỗi trong email hoặc họ quên đi một khách hàng tiềm năng. Họ cảm thấy công việc không xứng với khả năng của mình, là lãng phí thời gian và họ muốn những nhiệm vụ khó hơn, trách nhiệm cao hơn.

Nhớ rằng, các nhân viên được trả lương cho những công việc mà họ hoàn thành và nếu bạn không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nhỏ thì sẽ không có cách nào để sếp giao cho bạn thêm trách nhiệm.

Kẻ thù số 6: Nghĩ rằng sếp cần bạn

Có thể, bạn rất tài và sếp luôn muốn sở hữu cái tài của bạn. Nhưng đừng nghĩ rằng sếp cần bạn thì bạn có thể làm bất cứ điều gì và sếp phải có trách nhiệm thăng chức cho bạn.

Kẻ thù số 7: Bạn không tạo được một hình ảnh tốt

Nếu bạn nghĩ rằng ngày thứ 6 cuối tuần không cần nghi thức công sở là bạn có thể vận những bộ trang phục tùy hứng với chiếc quần ngố và đôi xép xỏ ngón thì bạn đang tự đánh mất đi hình ảnh của mình đấy.

Kẻ thù số 8: Bạn có kẻ thù địch

Tại công sở, ghanh ghét đố kỵ xảy ra là chuyện bình thường. Các đồng nghiệp có thể phá hoại ngầm công việc của bạn. Hoặc đơn giản là biến chuyện nhỏ thành to rồi xì xào với sếp. Cho nên, hãy cẩn thận với những dạng đồng nghiệp này.

Kẻ thù số 9: Bạn đang cạnh tranh với những "ngôi sao"

Sự thực là trong một công ty có nhiều nhân viên siêu sao. Nếu công việc thực sự cạnh tranh thì bạn cần nhận thêm nhiều việc và thực hiện thật hoàn hảo.

Kẻ thù số 10: Công ty không có vị trí cho bạn thăng tiến

Nếu công ty làm ăn kém phát triển thì cơ hội cho bạn thăng tiến có thể bị giới hạn. Nếu tiền lương cao hơn không phải là một triển vọng tốt cho bạn, hãy đề nghị sếp để thêm ngày nghỉ, thời gian làm việc giảm xuống, các kỳ nghỉ hoặc cơ hội đào tạo chuyên môn.

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay