10 kiểu thăng tiến thông minh

Lượt xem: 13,200
Những vị trí lãnh đạo không dành cho tuýp người rụt rè. Bạn khởi nghiệp ở vị trí nhân viên văn phòng. Sau đó mấy năm, bạn vẫn phải ngồi đó dù có khả năng cao hơn. Muốn thăng tiến phải biết cách.


1. Tham vọng

Bước đầu tiên để tự khẳng định mình là biết rõ bạn muốn gì: được công nhận, phần thưởng, trách nhiệm, vinh danh nghề nghiệp và thu nhập cao. Nhưng đừng chỉ có biết trong im lặng, hãy bày tỏ với mọi người. Tất nhiên, đừng nói với sếp rằng bạn muốn thay thế vị trí của ông ta, cho dù đó thực sự là mục tiêu của bạn.

2. Không thôi mơ ước rằng bạn sẽ ở một trong những vị trí quan trọng

Vị trí đó càng cụ thể càng tốt. Hãy hình dung mình đang làm gì, trách nhiệm ra sao… Chi tiết hơn nữa, ở vị trí đó, mình sẽ gặp những ai, nói những gì, ăn mặc như thế nào, gặp những ai... Từng bước như vậy, bạn sẽ nhận thấy mình đang dần tiến đến vị trí ước mơ.
3. Hãy biết yêu công việc như chính cuộc sống của mình

Qua những hành động, lời nói... hãy chứng tỏ mình xem công ty như nhà mình. Hãy chắc chắn rằng mọi người không hề phủ nhận cống hiến của bạn cũng như những điều bạn sẽ làm được ở vị mà bạn được tín nhiệm. Đừng chỉ ngồi chờ người khác nhận ra những phẩm chất, năng lực của mình. Tóm lại: hãy tự nhủ, sự thăng tiến không thể hiện qua những gì bạn nhận được, mà qua những gì bạn cống hiến.

4. Biết tận dụng cơ hội

Nếu công việc đòi hỏi bạn làm thêm giờ vào ngày nghỉ thì đừng vội suy tính thiệt hơn: “Tôi có nhận được tiền phụ trội không?”. Hãy nhớ, ở vị trí càng cao, công việc càng bận rộn, căng thẳng. Bù lại, bạn sẽ nhận được thu nhập cao và những đãi ngộ hấp dẫn và để vươn lên vị trí lãnh đạo, người ta cần 80% chăm chỉ, 10% thông minh, 10% may mắn.

Bạn hãy chứng tỏ mình hơn người khác ở chỗ biết vượt ra phạm vi công việc. Các ông chủ thường đánh giá cao các nhân viên biết vận dụng mọi lợi thế và cơ hội đóng góp cho công ty.

5. Giải quyết theo thứ tự từ khó đến dễ

Có lúc, bạn gặp phải vấn đề cực kỳ khó “nuốt”. Khi ấy gác lại, chuyển sang việc khác và sẽ quay trở lại với việc ấy sau. Người thông minh hiểu rằng sự nghiệp của mình không chỉ là mỗi giải quyết một vấn đề.

6. Chạy đua với thời gian

Nếu bạn có thể cung cấp cho khách hàng lượng sản phẩm mà họ cần trong khoảng thời gian ngắn hơn so với hợp đồng, mà chất lượng hàng vẫn đảm bảo, thì bạn sẽ được lợi hai lần: sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận cho công ty (vì đã tiết kiệm thời gian sản xuất). Vì thế, hãy luôn đặt mình vào tác phong làm việc khẩn trương.

7. Biết hóng chuyện

Đừng chỉ biết có mỗi việc của mình, trong bộ phận mình. Bạn cần hiểu được mọi hoạt động của công ty, các bộ phận khác nhau đang làm gì... Bằng sự hiểu biết này, bạn mới nghĩ ra ý tưởng để đóng góp nhiều hơn cho công ty.

Đồng thời, bạn có thể thay thế cho một vị trí nào đó ở bộ phận khác khi cần thiết. Điều này chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng, đa năng và quan tâm đến mọi bước đi của công ty mình.

8. Chấp nhận lăn xa

Nếu cần xuống kiểm kê hàng hoá đang bị mối mọt tấn công, mà bạn thì đang mặc váy dài thướt tha, bạn có ngại không? Nhiều phụ nữ đã sai lầm khi từ chối những việc mà họ nghĩ không thích hợp với mình.

Thực ra, cần phải chứng tỏ với cách đàn ông (có thể là khách hàng), đồng nghiệp hoặc là cấp trên rằng bạn có thể làm tất cả những việc tưởng chỉ dành cho họ. Trong công việc, “tiểu thư” quá thì càng ít được tin cậy.

9. Có chính kiến

Thay vì luôn đồng ý hoàn toàn với những điều sếp nói, hãy lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình. Sự phản hồi cho sếp biết bạn quan tâm đến công việc. Hãy ứng xử linh hoạt với style của cấp trên. Chẳng hạn, típ lãnh đạo truyền thống chỉ quan tâm đến chi phí và con số, khi ấy, hãy chứng minh bạn có thể tiết kiệm được chi phí.

10. Khôn ngoan

Bạn đang gặp trở ngại trên đường tiến đến vị trí lãnh đạo, đặc biệt từ phía đồng nghiệp, những người nghĩ rằng họ cũng xứng đáng như bạn. Vậy thì để tránh sự phản ứng tiêu cực từ họ, bạn cần khéo léo chứng tỏ giá trị của mình.

Chẳng hạn, khi được phân công quản lý những người có thâm niên hơn, bạn sẽ gặp sự chống đối. Cần chứng minh với họ rằng bạn có khả năng của người đứng đầu và giúp họ làm việc tốt hơn. Chắc chắn họ sẽ đứng về phía bạn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay