10 lí do nhân viên tồi chưa bị thôi việc
Lượt xem: 13,942Chắc hẳn đã có lần bạn nhận được sự phục vụ kém cỏi của những nhân viên mà đáng lẽ ra phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình?
Bạn thắc mắc tại sao họ vẫn tiếp tục công việc mà chưa bị sa thải? Dưới đây là 10 lí do có thể giải đáp thắc mắc của bạn.
1. Nhân viên tồi có quen biết với người ở vị trí cao hơn
Mối quan hệ đó không nhất thiết phải là người yêu hay họ hàng. Trong nhiều trường hợp mối quan hệ giúp nhân viên tồi không bị thôi việc là tình bạn. Nhân viên tồi có thể không làm việc tốt nhưng lại biết chơi golf, uống rượi giỏi, phù hợp với sở thích của sếp.
2. Sếp dựa dẫm vào nhân viên
Theo tiến sĩ Terence R.Mitchell, tác giả của bài luận "Con người trong các tổ chức: hiểu cách cư xử của họ", khi người giám sát phụ thuộc vào nhân viên, họ càng làm cho khả năng làm việc của nhân viên kém hơn và càng có ít quyền hành với nhân viên.
3. Nhân viên mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty
Có thể một nhân viên luôn đùa cợt và làm lãng phí thời gian của người khác trong cuộc họp nhưng lại là người làm tăng năng suất của công ty. Vì thế dù gây khó chịu cho đồng nghiệp, anh/cô ta vẫn được công ty ưu ái.
4. Sếp nghĩ rằng sa thải nhân viên làm cho tình hình càng trở lên xấu hơn
Mọi người đều biết rằng có một nhân viên không đủ khả năng làm việc nhưng sếp lại lo sợ rằng người khác thay thế vị trí của anh/cô ta có thể sẽ làm kém hơn. Nỗi sợ này là do trước đó công ty đã có trường hợp tương tự như vậy.
5. Sếp sợ nhân viên
Nhân viên có thể kiện công ty hoặc có hành vi bạo lực nếu bị sa thải. Như vậy sẽ mất nhiều thời gian hơn để đuổi việc anh/cô ta. Trong trường hợp như thế, công ty nên hỏi ý kiến các luật sư và có sự đánh giá toàn diện trước khi sa thải nhân viên.
6. Sếp cảm thấy tiếc cho nhân viên
Trong trường hợp này, sếp cảm thấy đồng cảm với nhân viên mà không để ý tới người mà hành động của nhân viên gây tổn hại cho họ. Sếp lo rằng nhân viên đó không thể xin được một công việc mới nếu bị sa thải. Nếu nhân viên cần tiền để nuôi sống gia đình, có vấn đề về sức khỏe hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống thì sếp cho rằng nên để anh ta tiếp tục công việc.
7. Sếp không muốn phải trải qua quá trình tìm nhân sự mới
Cần phải mất nhiều thời gian để xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn ứng viên, kiểm tra các giấy tờ và đào tạo nhân vên mới. Và sếp cho rằng thà để cho nhân viên tồi tiếp tục làm việc còn hơn là phải trải qua quá trình đó.
8. Nhân viên biết một điều gì đó
Nhân viên có thể biết một bí mật nào đó của sếp hoặc của công ty. Ví dụ nếu như nhân viên đó là người duy nhất biết được công ty đang sử dụng những thiết bị quá hạn ra sao thì công ty cần giữ anh ta tiếp làm việc.
9. Nhân viên đánh lừa mọi người
Trong cuốn sách "Snakes in suits", tiến sĩ Paul Babiak và tiến sĩ Robert D. Hare đã đưa ra một con số đáng kinh ngạc về số người bị thần kinh nơi công sở. Thường chỉ có khoảng 1% nhưng Paul và Robert cho rằng 3,5% số nhân viên có dấu hiệu bị bệnh thần kinh. Những nhân viên có dấu hiệu bị bệnh thần kinh thường nói dối một cách vô lí. Họ tâng bốc khả năng lãnh đạo của người quản lí, lừa bịp đồng nghiệp bao che cho mình và luôn đổ cho người khác về lỗi lầm của mình. Nếu bạn là người duy nhất biết bản chất của anh ta, bạn đang trong hoàn cảnh khó xử. Đôi khi người nói thật mới bị đuổi việc chứ không phả là kẻ nói dối.
10. Anh/cô ta không hẳn là một nhân viên tồi
Nếu một đồng nghiệp thỉnh thoảng làm việc ở nhà, ăn trưa lâu hoặc làm một việc gì đó mà bạn nghĩ là không công bằng thì đừng nên suy xét vội, hãy chờ xem kết quả làm việc của người đó thế nào đã. Nếu như bạn không phải là người quản lí, không liên quan gì tới anh/cô ta và anh/cô ta không làm tổn hại đến công ty, khách hàng thì đừng soi mói mà hãy tập trung vào công việc của mình.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :