10 Lời khuyên về việc chuẩn bị người giới thiệu
Lượt xem: 18,998Tầm quan trọng của việc chuẩn bị người giới thiệu dường như đang trở thành một vấn đề rất nóng bỏng.
Các nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng họ tìm được ứng viên thích hợp nhất cho công việc. Nhưng một số người lại rất sợ quá trình kiểm tra người giới thiệu vì công đoạn này tốn rất nhiều thời gian và công sức của họ. Mặt khác, những người tìm việc lại luôn chỉ đưa ra những người giới thiệu chắc chắn sẽ làm hồ sơ của họ tỏa sáng. Các nhà tuyển dụng thì đang trở nên thông minh hơn và đi tìm những nguồn tham khảo không có trong danh sách của bạn.
Tại sao thế? Người giới thiệu quan trọng đến thế ư? CareerViet xin đưa ra 10 lời khuyên để giúp bạn đưa ra người giới thiệu một cách hoàn hảo nhất?
1. Chỉ nên đưa người giới thiệu vào hồ sơ khi được nhà tuyển dụng yêu cầu.
2. Xem xét một cách cẩn thận việc đưa ai vào danh sách người giới thiệu sau khi thảo luận việc này với nhà tuyển dụng của mình. Thời gian họ sẽ kiểm tra người giới thiệu thường là trước khi ký đề nghị với bạn, hoặc sau khi bạn đã là một trong những ứng viên cuối cùng của công việc đó.
3. Tìm kiếm người giới thiệu từ những người thật sự hiểu về con người và công việc của bạn. Hãy xin phép trước khi đưa họ vào danh sách người giới thiệu.
Hãy tìm kiếm người giới thiệu thật sự hiểu về con người và công việc của bạn
4. Hỏi trực tiếp xem họ có thể cung cấp những lời giới thiệu tích cực cho vị trí bạn đang xin vào hay không. Nếu họ chần chừ, hãy liên hệ người khác.
5. Thông báo cho người giới thiệu bạn biết ai sẽ gọi đến và những điều họ nên nói về bạn. Luôn nhờ họ gọi lại cho bạn sau khi nhà tuyển dụng đã liên lạc với họ.
6. Nhờ những người giới thiệu đề cập về bạn một cách thống nhất, nhưng hoàn toàn không trùng lặp bằng cách gợi ý những điểm mạnh khác nhau của bạn cho từng người giới thiệu. Hãy tin tưởng 100% ở người giới thiệu về những điều họ sẽ nói và cách họ nói về bạn, hoặc là đừng nhờ họ ngay từ đầu.
7. Cung cấp chính xác thông tin về người giới thiệu của bạn và hỏi người giới thiệu xem họ muốn được liên lạc như thế nào (email, điện thoại, v.v.)
8. Cho người giới thiệu của bạn biết kết quả của quá trình xin việc. Cảm ơn sự giúp đỡ của họ.
9. Chuẩn bị một trang LinkedIn để thể hiện các kỹ năng và mối quan tâm của bạn.
10. Tham gia vào các diễn đàn chuyên nghiệp thuộc chuyên ngành của bạn để tạo ra những dấu ấn cá nhân khác nằm ngoài lược sử nghề nghiệp trong hồ sơ.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :