10 lỗi nghiêm trọng nhất trong phỏng vấn xin việc

Lượt xem: 14,456

Cuộc khảo sát thường niên của CareerViet cho thấy phần lớn các nhà tuyển dụng phàn nàn rằng, nhiều ứng viên khi đi phỏng vấn thường mắc nhiều lỗi rất nghiêm trọng. Và một trong các lỗi đó khiến các ứng viên bị loại ngay lập tức.

Kết quả cuộc khảo sát về các lỗi mà ứng viên thường mắc phải: 51% trang phục không thích hợp, 49% nói xấu sếp cũ, trong khi đó 48% xuất hiện quá "vô tư", 44% thể hiện tính kiêu ngạo, 33% trả lời thiếu câu hỏi, 29% không đưa ra được các câu hỏi tốt.

Để chắc chắn cuộc phỏng vấn diễn ra thật suôn sẻ và không bị mắc một sai lầm nào, các ứng viên cần làm theo 5 bước sau đây:

1. Nghiên cứu

Trước khi đi phỏng vấn, các ứng viên cần phải tìm hiểu về lịch sử, mục tiêu và các hoạt động của công ty hiện nay. Tất nhiên điều đó không chỉ thể hiện bạn chuẩn bị kỹ mà còn thể hiện sự quan tâm của bạn đến công việc định xin tuyển.

2. Không nói dối

Nếu cuộc phỏng vấn đi theo một chủ đề mà bạn không hề hiểu gì về nó, hãy thừa nhận rằng bạn không biết câu trả lời và sau đó giải thích cách mà bạn sẽ tìm kiếm hướng giải quyết. Trình bày các kỹ năng giải quyết vấn đề thực sự tốt hơn là luôn miệng ba hoa về những điều mà bạn không hiểu.

3. Chuyên nghiệp

Mặc dù người phỏng vấn thường cố gắng tạo ra một bầu không khí thoải mái nhằm giảm bớt sự lo lắng, bối rối của ứng viên, nhưng sự nghiêm túc, lịch sự và chuyên nghiệp không thể không được thể hiện trong cuộc phỏng vấn. Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân có thể gây ra tranh cãi hoặc không thích hợp với vị trí công việc đó như là vấn đè về tôn giáo, chính trị hoặc các chuyện liên quan đến sự tan rã gần đây của một đảng phái, tổ chức nào đó.

4. Trả lời các câu hỏi mở

Bạn có thể chuẩn bị trước các câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường hỏi như: "Điểm yếu nhất của anh (chị) là gì?", "Tại sao anh (chị) lại muốn làm việc ở đây?", "Tại sao anh (chị) lại bỏ công việc trước đây?". Những câu hỏi mở như vậy thực sự khó trả lời. Vì thế hãy nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi đi phỏng vấn.

5. Khuôn mặt luôn tươi cười

Cuộc phỏng vấn không phải là lúc để bạn đưa ra những lời phàn nàn hay trút bỏ sự tức giận về bất cứ điều gì mà sếp cũ làm sai. Cách bạn nói về sếp cũ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn cũng sẽ nói như vậy về anh ta khi bạn không làm việc ở công ty này nữa.

Không nên làm

Thật không may mắn, nhiều người tìm việc đã không chỉ lờ đi những mẹo nhỏ này mà họ còn mắc nhiều lỗi để lại ấn tượng xấu với những lý do thật ngớ ngẩn. Đây là 10 ví dụ thực tế mà cuộc khảo sát đã thu được:

- Ứng viên trả lời điện thoại và xin phép người phỏng vấn ra ngoài bởi vì đó là một cuộc nói chuyện "cá nhân"

- Ứng viên nói với người phỏng vấn rằng anh ta không thể ở lại công ty này lâu được bởi vì anh ta nghĩ mình có thể được thừa kế tài sản nếu ông chú anh ta mất đi.

- Ứng viên yêu cầu nhà tuyển dụng đưa về nhà sau cuộc phỏng vấn.

- Ứng viên ngửi nách của mình trong phòng phỏng vấn.

- Ứng viên nói rằng cô ta không thể cung cấp bản tài liệu nào đó bởi vì tất cả chúng là tài liệu mật.

- Ứng viên nói với người phỏng vấn rằng anh ta bị sa thải là do đã gây lộn với sếp cũ.

- Ứng viên yêu cầu cần được ăn món ăn nhẹ vì anh ta quá đói.

- Một ứng viên nói rằng cô ta không thích con số trong cuộc phỏng vấn cho vị trí kế toán.

- Trong khi đang phỏng vấn qua điện thoại thì ứng viên đó xin phép đi toilet.

- Ứng viên lấy ra trong túi một cái lược và chải đầu.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay