10 lý do bạn chưa được làm sếp
Lượt xem: 16,340
Cách ăn mặc của bạn thiếu chuyên nghiệp
Điều này có vẻ vô lý và thiếu công bằng nhưng sự thật vẻ ngoài có vai trò rất quan trọng. Bạn có thể không quan tâm tới cách ăn mặc nhưng nó ảnh hưởng tới cách mọi người đánh giá bạn và những cơ hội bạn nhận được.
Bạn không biết cách quản lý thời gian
Sếp không chỉ quản lý thời gian của mình mà còn phải theo dõi tiến độ làm việc của những người khác. Nếu bạn không thể sắp xếp công việc của chính mình, cấp trên sẽ không thể tin tưởng giao việc giám sát công việc của cả nhóm cho bạn.
Bạn không xử lý tốt những cuộc đối thoại khó
Người quản lý sẽ phải thường xuyên đối mặt với những cuộc nói chuyện khó khăn với khách hàng, đối tác hay nhân viên. Nếu bạn ngại ngùng, lảng tráng những cuộc đối thoại này hay ngược lại, bạn quá nóng tính, tỏ ra hiếu chiến, bạn sẽ không được nhìn nhận như một người quản lý tiềm năng.
Bạn hay “buôn chuyện”
Sếp phải là người khách quan, không thiên vị. Nếu bạn thường xuyên “buôn chuyện” hay tham gia “bè phái” trong công ty, thật khó để mọi người tin tưởng vào khả năng đánh giá công tâm của bạn và chấp nhận để bạn làm sếp.
Bạn không biết cách ưu tiên hóa công việc
Với hàng tá nhiệm vụ phải thực hiện hàng ngày, người quản lý phải biết xác định công việc nào quan trọng nhất và tập trung vào nó mà không bị xao nhãng. Khi chưa biết cách ưu tiên hóa công việc hàng ngày của mình, bạn vẫn chưa sẵn sàng để trở thành sếp.
Bạn đặt mình cao hơn người khác
Không ai muốn đề cử người luôn coi phòng mình là nhất, xứng đáng được hưởng ngân sách cao hơn, nhiều nhân viên hơn các phòng bạn khác và hay phô trương quyền lực làm quản lý.
Bạn không biết cách kiểm soát mối quan hệ với sếp
Sếp có vai trò quan trọng quyết định khả năng thăng tiến của bạn. Nếu hiện tại bạn không biết cách quản lý mối quan hệ với sếp như không giao tiếp, làm việc theo phòng cách ưu thích của sếp, không đáp ứng kỳ vọng của sếp, nó sẽ khiến bạn khó được thăng chức.
Bạn hay phàn nàn
Người quản lý phải là người chín chắn và hiểu rằng những chính sách dù không làm hài lòng một số người vẫn phải được áp dụng vì lợi ích chung. Họ cũng cần sự quyết đoán, hành động để đưa ra giải pháp đúng đắn thay vì kêu ca, phàn nàn với người khác.
Bạn chỉ hoàn thành đúng trách nhiệm của mình
Chất lượng công việc chỉ đúng như yêu cầu vẫn chưa đủ để bạn được thăng chức. Vị trí cao hơn cần người đáp ứng vượt chỉ tiêu, kỳ vọng và luôn nỗ lực để vượt qua chính mình.
Bạn quá khiêm tốn
Khiêm tốn tới mức không ai biết hoặc nhớ tới bạn đã làm việc xuất sắc ra sao cũng không phải là điều tốt. Bạn không nên ngại ngùng chia sẻ thành tích của mình với sếp, dù đó là lời nhận xét tốt từ khách hàng hay cách giải quyết vấn đề kịp thời trước khi tình huống trở nên trầm trọng hơn.