10 lý do khiến bạn không làm tốt công việc
Lượt xem: 55,913Bạn đang gặp một số rắc rối với công việc của mình. Công việc của bạn khiến bạn áp lực và nản chí. Đó có thể là một dự án mà bạn không có đủ thời gian để hoàn thành, hay một công việc mà bạn không biết nên bắt đầu từ đâu. Và, có vẻ như bạn không thể vượt qua được những khó khăn này. Bạn thử liệt kê ra danh sách những lý do của việc này thử xem.
1. Bạn bị “xao lãng” quá nhiều:
Theo kết quả từ một cuộc khảo sát cho thấy: 66% các giám đốc và vị trí quản lý cho biết email là tác nhân gây xao lãng lớn nhất cho công việc của họ, tiếp đó là yếu tố “con người” – sự tác động từ những cá nhân khác. Sự xao lãng này còn do những yếu tố khác như các cuộc gặp gỡ không mong đợi, chuông điện thoại, lướt web, chuyện phím với đồng nghiệp hay những tiếng ồn khác.
2. Bạn không có được sự hỗ trợ trong công việc.
Một thợ mộc cần phải có búa, một họa sỹ cần phải có màu và bút vẽ, và đa số các nhân viên văn phòng thì cần một máy tính… Trừ những những nhân viên mới chưa có được phương tiện làm việc đầy đủ - thường phải sau thời gian thử việc thì họ mới có được đầy đủ những thứ cần cho công việc của mình. Giống như vậy, nếu như bạn không có được sự hỗ trợ cần thiết – cả về phương tiện làm việc, cả về những người hợp tác – thì công việc sẽ trở nên khó khăn vô cùng. Đặc biệt là khi đem công việc về nhà, bạn sẽ khó để đạt hiệu quả cao nhất khi điều kiện làm việc không thể “chuyên nghiệp” như ở văn phòng của bạn.
3. Bạn không biết mình cần phải làm gì.
Warholm Clayton – một chuyên gia về nhân sự nói rằng có hai nguyên nhân chính khiến cho người lao động không có đủ thời gian cho công việc. Đó là giao việc không rõ ràng không huấn luyện đầy đủ cho họ. Điều đó sẽ khiến cho người lao động cảm thấy lúng túng, khi mà họ không biết nên làm gì để đạt hiệu quả công việc tốt nhất. Tuy nhiên, việc huấn luyện chỉ hữu ích nếu bạn có tài năng và yêu thích công việc thật sự.
4 .Bạn có quá nhiều công việc để làm
Một số người thì lại có quá nhiều việc phải làm trong những kế hoạch của họ, họ không thể làm đủ mọi thứ trong hàng loạt những kế hoạch đó dù một ngày họ cũng có 24h và một tuần cũng có 7 ngày. Nếu điều này xảy ra với bạn, đặc biệt là khi bạn đang làm trong các lĩnh vực luôn phải đối mặt với vấn đề thiếu nhân công, cố gắng đừng để bị công việc “nuốt chửng” mình, hay phải đem chúng về nhà. Bởi vì núi công việc ấy sẽ làm cho bạn lúng túng và hậu quả trước mắt là không đem lại một hiệu quả công việc như mong muốn của bạn, cũng như bạn chẳng thể học hỏi được điều gì cho bản thân mình từ tình trạng này.
5. Bạn không có kỹ năng quản lý thời gian.
Những người có kỹ năng quản lý thời gian sẽ biết được việc gì là quan trọng, việc gì cần nên làm trước; trong khi những người không có kỹ năng này thì lại nhìn nhận mọi việc luôn dễ dàng như nhau. Rồi đến khi gặp những công việc khó, họ lại làm như điên để kịp với tiến độ công việc yêu cầu. Đây cũng chính là lý do mà những người này thường phải đem công việc ở cơ quan về nhà. Vì vậy, bạn hãy tập để có thời gian làm việc hợp lý hơn, xác định những việc gì cần giải quyết trước, như thế mới có thể chứng minh được mình là người biết cách làm việc, biết cách quản lý thời gian của mình chứ không phải là một người không có kỹ năng quản lý thời gian.
6. Bạn đang trì hoãn chính mình.
Tại sao phải hoãn lại một việc gì đó cho ngày mai khi mà bạn có thể làm ngay trong hôm nay. Thật sự, bạn có nhiều lý do rất chính đáng để né tránh công việc. Khi chúng ta trì hoãn một điều gì đó thường nó sẽ gây ra những kết quả không dễ chịu chút nào. Một điều dễ nhận thấy nhất là bạn phải mang công việc về nhà để làm cho kịp (vì trì hoãn mãi sẽ đến lúc không thể trì hoãn được nữa, trong khi thời gian ở văn phòng thì có hạn). Nói cách khác, nếu bạn trì hoãn công việc thì cũng có nghĩa là bạn đang trì hoãn chính mình.
7. Bạn cảm thấy bị đánh giá quá thấp.
Nếu bạn cảm thấy mình không được trả lương tương xứng hay không được đánh giá đúng mức thì “cơ hội” để bạn không làm tốt công việc của mình là 100%. Dù muốn hay không, các người nhân viên đều cố gắng tạo sự “cân bằng cần thiết” để đảm bảo rằng những gì mà họ mang đến cho công ty của mình cũng ngang bằng những giá trị mà công ty trả cho họ.
Theo Louis V. Imundo, tác giả của cuốn “Quản trị nguồn nhân lực” cho rằng: khi phủ định một cách không rõ ràng công sức của người lao động, họ sẽ không còn nỗ lực để được thành trong công việc của mình, họ sẽ vắng mặt thường xuyên, lơ là và có tâm lý làm việc chỉ để đối phó.
8. Luôn phải chạy theo những thay đổi của công ty
Bạn đang làm cho một dự án A nào đó, khi sếp bảo rằng: “hãy dừng lại tất cả để làm công việc cho dự án B” . Điều này xảy ra sẽ dễ khiến cho bạn cảm thấy chán nản, không muốn làm bất cứ một việc gì, nhưng nếu sếp của bạn lại rơi vào tình trạng không còn lựa chọn nào khác, ngoài cách này? Một vài người tỏ ra rất năng động và họ dễ dàng tìm thấy một niềm say mê mới cho dự án B ấy, nhưng cũng có một số người thì lại không được như vậy, họ không muốn chấp nhận một sự thay đổi nào. Nếu bạn là người như vậy, cố gắng xem như đây là cơ hội để thay đổi nghề nghiệp cho mình.
9. Bạn bị “rút hết năng lượng”
Theo website của hiệp hội tâm lý Mỹ, việc “chạy” hết công suất trong công việc sẽ khiến cho bạn dễ lâm vào tình trạng căng thẳng. Đây kết quả của tình trạng làm việc quá sức, có thể do môi trường làm việc không thân thiện, hay lo lắng về công việc của những người lao động. Nhưng thường là kết quả của việc bị căng thẳng lâu ngày, lo lắng về một dự án, hoặc đảm nhiệm nhiều công việc hơn khả năng của họ. Nói cách khác: công việc quá nặng nề.
Điều này có thể dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng như chán nản, tinh thần xuống dốc. Nếu lâm vào tình trạng này, bạn nên tìm đến những chuyên viên tư vấn hơn là cố chịu đựng một mình, cho đến khi không thể cứu vãn.
10. Làm việc cật lực để có những khoản “thưởng”
Nhiều công ty có chính sách thưởng cho nhân viên của họ theo thành tích của nhân viên, việc này sẽ khiến cho nhiều người lao động “hùng hục” làm để có được những khoản “thưởng” đó. Nhưng, nếu bạn cứ mãi chạy theo các khoản “thưởng” hay một số phúc lợi khác thì thật không nên chút nào. Tốt nhất, bạn nên làm việc theo khả năng của mình - ở mức tốt nhất, không cần phải cật lực chạy theo những khoản “thưởng” kia. Điều quan trọng là phải tạo được cho mình một cuộc sống cân bằng nhất.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Việc Làm Freelancer Lương Cao | Việc Làm Internship Lương Cao | Tìm việc làm Hà Nội | Tìm việc làm Bắc Giang| Tìm việc làm Bắc Ninh | Tìm việc làm Đà Nẵng | Kế toán | Thiết kế đồ họa | Kỹ sư