10 thói quen của những vị sếp kém cỏi

Lượt xem: 35,046
Nhiều thói quen có thể làm hại và cản trở chúng ta trên con đường tiến tới thành công. Với các nhà quản lý kém cỏi, điều này cũng không phải là ngoại lệ.

1. Không tiến hành hành động: Luôn có rất nhiều lí do khiến những vị sếp kém cỏi không tiến hành hành động, chẳng hạn như họ muốn chờ đợi để có nhiều thông tin hơn, nhiều lựa chọn hơn, nhiều quan điểm hơn. Những nhà lãnh đạo giỏi sẽ thể hiện một xu hướng kiên định với hành động. Những người không mắc sai lầm thì sẽ không làm được việc gì cả.

2. Giữ bí mật: Nếu bạn xử sự với nhân viên theo kiểu trẻ con, họ cũng sẽ cư xử theo cách đó - điều đó nghĩa là mọi thứ sẽ trở nên khó giải quyết hơn. Nếu bạn cư xử với họ như người lớn, họ có thể đáp lại một cách khôn ngoan hơn. Đúng là có rất nhiều vấn đề trong công việc cần phải giữ kín, nhưng những vị sếp giỏi có thể xác định chúng là gì, chúng có cần phải giữ bí mật hay không. Sự bí mật thường làm cho không khí công ty trở nên nặng nề và thiếu tin tưởng.

3. Không biết cách giải quyết vấn đề: Khả năng để định hướng cho nhân viên là một điều rất quan trọng. Bạn có phải là người có thể nhìn ra vấn đề, giải quyết nó và tiếp tục? Nếu vấn đề không được giải quyết, nó sẽ ngày càng lớn lên và sẽ gây rắc rối.

4. Thích các thủ tục: các vị sếp kém cỏi thường thích các thủ tục rầy rà.

5. Tuyển những ứng viên kém cỏi. Những vị sếp này muốn thuê những người kém cỏi hơn mình vì họ cảm thấy những người giỏi hơn mình là một mối đe dọa. Họ không có đủ tự tin để biết rằng chúng ta phải luôn tuyển dụng những người thông minh hơn mình.

6. Tập trung vào những nhiệm vụ nhỏ nhặt. Những vị sếp kém cỏi thường thích "giữ khư khư" việc cho riêng mình, không biết cách ủy thác và san sẻ với những người có đủ khả năng khác.

7. Dị ứng với thời hạn: Thời hạn là một sự cam kết. Những vị sếp mà không thiết lập thời hạn, nghĩa là không coi trọng cam kết. Người nào thất bại trong việc thiết lập và làm kịp với thời hạn cũng có nghĩa là người đó sẽ không có cảm giác như khi vừa hoàn thành được việc gì đó.

8. Không có khả năng "lôi kéo" người tài: Những vị sếp kém cỏi sẽ không có khả năng thu hút những người tài về cho tổ chức.

9. Nghiện các nhà tư vấn: Một cách phổ biến, nhưng rất đắt giá để trì hoãn việc ra quyết định là thuê các nhà tư vấn người có thể gợi ý ra một vài thay đổi.

10. Làm việc chăm chỉ: Nhiều người nghĩ một vị sếp cứ chăm chỉ làm việc là tốt, nhưng không hẳn. Đó có thể là một trong những biểu hiện của việc kém cỏi. Để làm việc hiệu quả, bạn phải biết ưu tiên việc gì quan trọng, và làm việc một cách khôn ngoan. Người quản lý suốt ngày đêm không có thời gian nghỉ, không thể quản lý mình thì không thể quản lý ai khác.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay