11 Điều tối kỵ không nên nói với Sếp
Lượt xem: 38,416Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Một số người có quan điểm cho rằng, khi bạn thốt ra một lời nào đó tại văn phòng làm việc, chẳng hạn việc làm quận 7, việc làm quận 9, việc làm thủ đức,..., thì bạn không cần phải thấp thỏm lo lắng về những gì mà bạn vừa mới nói. Nhưng hãy cẩn thận vì nó có thể khiến bạn trở thành “con mồi” cho những “kẻ đi săn” đang chờ cơ hội hạ bạn.
Tuy nhiên vẫn có một số nguyên tắc trong giao tiếp mà bạn cần phải biết đặc biệt là khi bạn đang nói chuyện với Sếp của mình. Và khi nói chuyện với Sếp thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây mà chỉ có những tên khờ mới dám phun ra từ cửa miệng của hắn:
1) “ Sếp cần phải biết điều này nhé, đó là sếp chẳng bao giờ bảo tôi phải làm như thế!”
Có những công việc bạn cần phải làm mà không cần đến những chỉ dẫn quá chi tiết của cấp trên, còn đối với những người lúc nào cũng chờ đợi những mệnh lệnh cụ thể mới làm việc thì những người này không sớm thì muộn cũng sẽ lãnh những hậu quả tồi tệ nhất. Rất có thể sếp của bạn không hề có những chỉ dẫn cụ thể theo như những gì bạn mong muốn trong công việc và điều đó khiến cho công việc bạn thực hiện không đúng ý sếp, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải nói với ông ta rằng ông ta chưa hề nói cho bạn những cái gì đại loại như thế.
2) “ Bây giờ tôi quá bận rồi, ông nhờ người khác đi!”
Tất nhiên là bạn rất bận nhưng bạn nên nhớ rằng các ông chủ rất ghét nhân viên nói “tôi quá bận…”. Chúng ta không quan tâm đến những điều đó, bạn không muốn mình lúc nào cũng quá bận rộn chứ? Vậy hãy biến ra khỏi chỗ đó một chút và đừng nói với chúng tôi rằng bạn không thể bắt đầu dự án D khi chưa hoàn tất các dự án A, B, và C nhé! Nếu bạn có hàng tá công việc chồng chéo lên nhau, thì chúng tôi có thể tìm ai đó sẵn sàng hỗ trợ cho bạn trong công việc.
3) “ Những yêu cầu của ông hôm qua hoàn toàn chẳng giống gì với hôm nay cả”
Nếu bạn nói câu này thì bạn đúng là một tên khờ. Có thể sếp của bạn đã làm thế nhưng lẽ dĩ nhiên là ông ta sẽ chối bay chối biến ngay. Có đôi khi sếp của bạn nghĩ một đàng làm một nẻo, họ không chắc lắm với những gì họ thực hiện có tốt hơn không và đôi khi họ làm đi làm lại nhiều lần, cách này rồi cách khác cho đến khi họ cảm thấy khá ổn thì thôi.
Và lẽ dĩ nhiên là họ cũng muốn ai đó làm theo họ nhưng đừng phán xét những hành động của họ dù rằng đôi khi những việc làm đó có cái gì đó phản ánh rằng đầu óc của họ có vấn đề. Và điều này không có nghĩa là bạn phải lôi kéo sếp của mình ra khỏi “cái sự mơ hồ và hỗn độn” trong suy nghĩ của ông ta. Vì thế nếu bạn là một người khôn ngoan thì hãy nói với sếp mình như thế này: “sếp biết không, tôi đang cố gắng tìm ra những điểm chung của phương pháp ngày hôm qua và những ý tưởng mới trong ngày hôm nay để công việc của chúng ta tiến hành một cách tốt nhất! sếp có thể dành một chút thời gian để hỗ trợ cho tôi trong vấn đề này không?”
4) “ Hey, Đừng có mà hét toáng vào mặt tôi như thế chứ!”
Ông ta có thể sẽ hét toáng vào mặt bạn bất cứ khi nào ông ta muốn, và cách tốt nhất là hãy im lặng, đừng chống trả như một đứa trẻ vòi đồ chơi bạn nhé.
5) “Sếp chẳng biết gì cả, chính tôi đã họp với Jane ngày hôm qua và ông ta đã…”
Bạn và Jane đã làm gì hôm qua? Âm mưu chống lại sếp à? Tốt thôi, đó là tất cả những gì mà sếp bạn đang nghĩ trong đầu ông ta. Tất cả mọi ông sếp đều rất ghét khi bị nói xấu sau lưng, hãy tìm những đồng nghiệp có những ý tưởng tốt trong công việc, và nếu thật sự những cuộc họp với họ có ích cho công việc thì hãy trình bày cho sếp bạn biết về các cuộc họp như thế và có thể xin ý kiến góp ý của sếp về các vấn đề đó.
6) Những lời từ chối khiếm nhã đại loại như: “ sếp à, thật sự ra thì tôi thích …hơn”
Có một câu chuyện như thế này, tôi có một người bạn, anh ta thật sự là một tay thể thao tài năng, anh ta biết chơi golf, bơi lội, cưỡi ngựa v.v…và một ngày kia, sếp của anh ta ngỏ lời muốn chạy bộ cùng anh ta vào buổi sáng, anh ta đã nói với ông ấy rằng anh ta thích chạy vào buổi chiều hơn và kể từ đó hai người không nói chuyện với nhau nữa.
7) “Đó không phải là công việc của tôi”
Ồ tôi cũng thấy được điều đó, nhưng bạn có bản mô tả công việc không? Tất nhiên là bạn không có rồi, đúng không? Không có một bản mô tả công việc cụ thể thì bạn đừng hòng nói bất cứ điều gì để chứng minh rằng công việc đó không phải thuộc phẩm quyền và trách nhiệm của bạn, đừng làm cho sếp của bạn cảm thấy bực bội vì những lời nói vô lý của bạn.
Hãy biết cách sắp xếp các công việc ổn thỏa, bạn vẫn có thể thực hiện những công việc mà tưởng chừng không phải là công việc của bạn vào những thời điểm thích hợp nhất mà bạn vẫn có thời gian để nghĩ ngơi mà lại không làm mất lòng sếp.
8) “Tôi phải về nhà đây, tôi mệt quá rồi!”
Hừm! Bạn mệt ư? Ai mà chả mệt? Nhiều chàng trai đã phải hành quân, hành quân và hành quân trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Hoa để phục vụ cho các bậc Đế Vương của họ! Tốt thôi, không phải ông chủ nào cũng đòi hỏi lòng trung thành của nhân viên nhưng phần lớn đều mong muốn điều đó, vậy nếu bạn mệt một chút nhưng điều đó chứng minh cho sếp thấy rằng bạn đã toàn tâm toàn ý với công việc thì sếp sẽ đánh giá rất cao vai trò của bạn. Đừng than vãn bạn nhé!
9)“ Nếu không tăng lương cho tôi, tôi sẽ thôi việc”
Bạn biết không, kinh nghiệm cho thấy rằng hầu hết những người nói lên câu nói đó đều nhận được cùng một câu trả lời đó là: “Ok anh có thể rời khỏi công ty của tôi”.
Tất cả mọi ông sếp đều không thích bất cứ điều gì đại loại như vậy! điều đó chỉ nói lên rằng bạn chẳng coi sếp của bạn ra gì cả và tốt nhất là không nên đề nghị một cách thiếu tế nhị như thế nếu bạn không muốn mình trở thành người cất bước ra đi.
10) “ Dám cá là lương của ngài rất cao phải không?”
Sự quan tâm quá mức của bạn sẽ khiến cho các sếp không hài lòng vì họ cho rằng bạn đang xâm phạm quyền lợi của họ hoặc là bạn không đồng ý với mức lương của họ! đừng để những câu nói vô ý đó biến bạn thành mục tiêu trong tầm ngắm của sếp.
11) “I love you, man”
Bạn biết không, có những điều chúng ta nên nói và một số điều thì tuyệt đối không, chắc là bạn không muốn mình rơi vào cái mớ hỗn độn đó trong công ty chứ, hãy cho sếp thấy rằng bạn quan tâm đến họ theo một cách khác chứ không phải bằng câu nói kia, hãy thật khéo léo trong lời nói bạn nhé!