20 quy tắc lãnh đạo không thể phủ nhận (phần 2)

Lượt xem: 13,369

"Các nhà điều hành tốt nhất là người có đủ khôn ngoan để lựa chọn những người giỏi làm những điều ông ta muốn và có đủ sự tự kiềm chế để không can thiệp vào khi họ làm điều đó" - Cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã nói vậy. Và đây chính là quy tắc thứ 11 trong số 20 quy tắc mà lãnh đạo không thể bỏ qua.

11. Quy tắc trao quyền: Chỉ các nhà lãnh đạo an toàn mới trao quyền cho người khác. Khả năng giành được kết quả của mọi người được xác định bằng khả năng trao quyền của lãnh đạo.

12. Quy tắc của việc tái sản xuất: Một nhà lãnh đạo phải bồi đắp một nhà lãnh đạo. Mọi người không thể cho người khác cái mà bản thân họ cũng không có. Khả năng của một tổ chức phụ thuộc vào việc phát triển lãnh đạo.

13. Quy tắc của việc đi theo: Các nhà lãnh đạo tìm thấy mơ ước, sau đó là mọi người. Mọi người tìm nhà lãnh đạo, sau đó tìm thấy ước mơ. Đầu tiên, mọi người không đi theo những lí do có giá trị. Họ đi theo những nhà lãnh đạo có giá trị - người mà thúc đẩy các lý do đáng giá.

14. Quy tắc của chiến thắng: Các nhà lãnh đạo tìm cách để tổ chức giành chiến thắng. Các nhà lãnh đạo tin rằng bất cứ điều gì kém hơn thành công là không thể chấp nhận được. Họ luôn đấu tranh.

15. Quy tắc mômen: Động lượng là người bạn tốt của lãnh đạo. Bạn không thể lái con thuyền mà không tiến về phía trước. Nhà lãnh đạo cần tạo ra động lượng. Các nhân viên sẽ nắm giữ nó. Và các nhà quản lý có thể tiếp tục khi nó đã bắt đầu. Nhưng tạo ra nó đòi hỏi một người có thể động viên những người khác, không phải là một người cần được động viên. Khởi đầu có thể sẽ khó khăn, nhưng khi bạn đã tiến lên, bạn có thể thực sự bắt đầu để làm những điều đáng ngạc nhiên.

16. Quy tắc về sự ưu tiên: Các nhà lãnh đạo hiểu rằng hoạt động không nhất thiết phải là việc hoàn thành. Áp dụng quy tắc của Pareto, nếu bạn tập trung sự chú ý và các hoạt động xếp vào loại 20% quan trọng hàng đầu, sẽ có 80% đáp lại nỗ lực của bạn. Là một nhà lãnh đạo, bạn nên dành thời gian làm việc trong các lĩnh vực có thế mạnh lớn nhất.

17. Quy tắc hy sinh: Hy sinh là tất yếu trong việc lãnh đạo. Khi bạn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn mất quyền để nghĩ về chính bạn - Gerald Brooks đã nói như vậy

18. Quy tắc về thời gian: Khi nào lãnh đạo cũng quan trọng như làm cái gì và đi đến đâu. Chỉ hành động đúng ở thời điểm thích hợp mới mang lại thành công. Nếu một nhà lãnh đạo liên tiếp lặp lại các phán đoán tồi, thậm chí những điều nhỏ thôi, thì mọi người sẽ bắt đầu nghĩ rằng xem anh ta là một nhà lãnh đạo thực sự là một sai lầm.

19. Quy tắc của việc phát triển mạnh mẽ: Để tăng thêm việc phát triển, hãy lãnh đạo nhân viên, để nhân lên sự phát triển, hãy lãnh đạo các nhà lãnh đạo. Chìa khoá chính để phá triển là lãnh đạo. "Công việc của tôi là xây dựng những người sẽ xây dựng công ty của tôi" - John Schnatter - người sáng lập, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tập đoàn Papa John's International nổi tiếng đã nói vậy. Để đi đến nấc cao nhất, bạn phải phát triển các nhà lãnh đạo của lãnh đạo.

20. Quy tắc của sự kế thừa: Giá trị lâu bền của một nhà lãnh đạo được đo lường bằng những người kế cận. Giống như trong thể thao, các huấn luyện viên cần một nhóm gồm những cầu thủ tốt để giành được thắng lợi, một tổ chức cần những nhà lãnh đạo giỏi để thành công. Một gia tài được tạo ra khi một người đặt tổ chức vào các vị trí mà có thể làm được những điều tốt nhất ngay cả khi không có mặt nhà lãnh đạo ở đó.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay