3 bước đo độ hài lòng với công việc

Lượt xem: 14,935

Bạn vất vả với trong quá trình làm việc nhưng không bao giờ có được sự hài lòng. Có vẻ như, mọi thứ diễn ra ngoài dự tính, không như những gì bạn mong đợi. Có lúc, bạn cảm thấy nản chí vì không biết phải bắt đầu từ đâu, đi theo hướng nào và bao giờ mới đến đích.

Thực tế, một công việc thực sự khiến bạn hài lòng thường phải đáp ứng 3 yêu cầu cụ thể như sau:

1. Mong muốn của bản thân

Không ít người hiện nay vẫn làm những công việc trái hoàn toàn với sở thích nhưng họ không dám từ bỏ hay gây ra bất kỳ phiền toái nào. Bởi đơn giản, họ không muốn nguy cơ mất việc treo lơ lửng trên đầu. Họ chỉ dám kêu ca, phàn nàn trong tâm trạng chán nản mà thôi. Cứ thế, họ cắm đầu vào làm và không biết rằng mình thích cái gì nữa.

Thời gian trôi qua, sự hứng thú, nhiệt tình với công việc càng giảm sút một cách rõ rệt, nhất là với công việc mình không mong muốn. Thay vì cứ im lặng, cố gắng chịu đựng, bạn phải xác định rõ bản thân muốn gì, rồi trao đổi với người quản lý xem có vị trí nào phù hợp với mong muốn của mình không. Khi đã có công việc mình thích, hãy nghiêm túc xác định đó là một phần quan trọng trong sự nghiệp của bạn.

2. Thế mạnh của bạn

Một trong những vấn đề quan trọng khi bạn xây dựng sự nghiệp là phải xác định được ưu thế của bản thân, xem kỹ năng, kinh nghiệm nào có thể giúp bạn nổi bật, ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bạn phải nắm rõ mình có những ưu điểm gì mới định hình được công việc phù hợp. Ngay từ CV, đơn xin việc, bạn nên nhấn mạnh tới những ưu điểm này. Bởi nhà tuyển dụng luôn ứng thú với ứng viên có những thế mạnh phù hợp với vị trí họ đang cần.

Khi đã yên vị, bạn cũng đửng mải mê cắm đầu vào giải quyết công việc mà quên mất việc phát huy những thế mạnh của mình. Đây cũng là một thước đo cho mức độ hài lòng với công việc.

3. Hiểu rõ về công ty

Nếu cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại, chắc chắn, bạn sẽ xác định gắn bó lâu dài, sẽ hiểu rõ hoạt động của công ty với những ưu điểm, hạn chế. Vì vậy, khi muốn xem mức độ hài lòng với công việc, bạn cũng có thể lật ngược lại vấn đề. Bạn hãy suy nghĩ xem mình đã thực sự hiểu về công ty hay chưa. Một người đã làm việc cho công ty nhiều năm nhưng lại không nắm được ưu thế, điểm yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh thì chẳng có gì chứng tỏ họ yêu thích công việc hiện tại.

Với những yếu tố cơ bản đó, bạn có thể tự xác định mức độ hài lòng với công việc của bản thân để tìm ra hướng đi đúng cho con đường sự nghiệp.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay