3 cách lịch sự để dừng những cuộc nói chuyện khó chịu tại nơi làm việc

Lượt xem: 20,804

Tất cả chúng ta, ai cũng từng có những tương tác gây cảm giác không phù hợp với môi trường công sở.

Có thể là đồng nghiệp nào đó bàn tán về các chủ đề NSFW (not safe for work – không thích hợp tại nơi làm việc) hoặc thảo luận sôi nổi về những chủ đề gây tranh cãi. Thực tế là, nếu như bạn có đủ quyền để nêu lên quan điểm, thì bạn cũng có quyền bỏ qua những tương tác khiến mình không dễ chịu.

Theo một nghiên cứu gần đây của Beyond, 46% người tìm việc cảm thấy không thoải mái khi nói về chính trị nơi công sở, nhưng 65% trong số họ lại tin rằng hoàn toàn ổn khi đăng tải các bình luận lên các phương tiện truyền thông xã hội hoặc diễn đàn chung. Về cơ bản, không phải mọi người không muốn có các cuộc trò chuyện đó, chỉ là không muốn chúng diễn ra tại nơi làm việc.

Những tương tác gây cảm giác không phù hợp với môi trường công sở

Những tương tác gây cảm giác không phù hợp với môi trường công sở

Vậy thì, làm thế nào để chấm dứt những cuộc hội thoại không phù hợp ở văn phòng mà không làm mất lòng đồng nghiệp? Dưới đây là gợi ý 3 câu nói bạn có thể sử dụng một cách hiệu quả:

1. “Đây là nội dung trao đổi quan trọng, nhưng chúng ta sẽ nói về nó sau khi…?”
Lúc đang bận rộn hoặc căng thẳng, có khả năng bạn sẽ phản ứng không được dễ chịu với những ai kéo bạn vào những cuộc tranh cãi. Vì thế, cách tốt nhất là cố gắng đẩy những chủ đề ấy sang dịp khác thích hợp hơn, khi mà bạn có tâm trạng tốt. Thêm vào đó, việc trì hoãn cũng có thể đưa đến khả năng là đối phương tự xử lý mọi chuyện, hoặc họ quên không nhắc lại nó nữa.

Trong các trường hợp này, hãy bày tỏ rằng bạn đang cố gắng tập trung vào công việc gấp và không đủ thời gian tham gia với họ vào lúc này, nhưng có thể trao đổi vào những giờ giải lao, thư giãn của công ty hoặc sau bữa trưa. Còn nếu bạn cảm thấy cách giao tiếp của ai đó có phần thô lỗ hay kém lịch sự thì nên đề nghị họ gửi email hoặc chia sẻ link thông tin, bạn sẽ tìm hiểu thật kỹ lưỡng sau khi đã hoàn tất dự án đang dang dở này.

2. “Tôi đã nghe về điều này, anh có thấy [một chuyện gì đó ít gây tranh cãi hơn]?”
Nhiều người thường làm điều này trong suốt thời gian làm việc, khi cuộc thảo luận bắt đầu phát sinh vấn đề gì đó, ngay lập tức kéo những đồng nghiệp đã lạc sang các chủ đề không liên quan quay trở lại. Thỉnh thoảng, lắng nghe các đồng nghiệp thảo luận chuyện kém liên quan trong buổi họp của mình, bạn sẽ có cảm giác như đang phải “ép lòng” với một cuộc điện thoại tán gẫu trong khi nồi thức ăn của bạn đang sắp khét trên bếp.

Bạn có thể sử dụng cùng một chiến thuật này để giải quyết tình huống. Khi trao đổi có lẽ bạn không muốn nêu rõ những việc mình đang làm, hoặc gây cảm giác xem nhẹ lời người khác bằng cách đổi hoàn toàn chủ đề. Hãy đề cập đến những chủ đề mà bạn cảm thấy thoải mái để nhẹ nhàng thay đổi không khí.

Ví dụ như:
Đồng nghiệp: Bạn có theo dõi cuộc tranh luận tối qua không? Tôi đã rất tức giận về một lời nhận xét!
Bạn: Tối qua tôi thực sự say sưa hết cả thời gian với một chương trình mới trên truyền hình, anh có xem qua không?
Nhưng nếu các cách trên chưa hiệu quả, hãy thử cách thứ 3…

3. “Tôi tôn trọng ý kiến của anh, nhưng không muốn nói chuyện này khi làm việc”
Đôi khi thành thật và thẳng thắn là tốt nhất, và cũng đôi khi đó là lựa chọn duy nhất để ngừng một cuộc đối thoại. Những đồng nghiệp cũng không muốn khiến bạn có cảm giác không thoải mái hay thiếu an toàn, nhưng nếu phải rơi vào tình huống này, đừng ngại lên tiếng đúng thời điểm. Hơn nữa, những người khác sẽ cảm thấy tốt hơn khi biết rõ suy nghĩ, quan điểm của bạn. Tốt hơn nhiều việc họ tự tìm kiếm thông tin từ những tin đồn sau đó.

Nếu bạn muốn giữ không khí nhẹ nhàng hơn thì hãy nói “Tôi đã đặt ra quy tắc riêng cho mình là không nói những chủ đề này với gia đình hoặc khi làm việc” hoặc là “Ôi, tôi nghĩ rằng quá sớm để chúng ta nói về chuyện này trong buổi sáng nay”. Bằng cách này, bạn trông có vẻ không giống “người xấu” và đúng là đồng nghiệp biết quan tâm bảo vệ các mối quan hệ.

Khó có thể tránh ở vài thời điểm trong sự nghiệp, bạn thấy mình rơi vào những cuộc trò chuyện đầy trục trặc, nhưng không hẳn là ta không thể chấm dứt nó trước khi mọi thứ vượt tầm kiểm soát. Cởi mở và thành thật sẽ đưa bạn đi một quãng đường dài. Khả năng là những giao tiếp vui vẻ sẽ giúp giữ lại không khí làm việc tích cực, và sau những giờ trò chuyện nó khiến mọi người có cảm giác hào hứng, thú vị hơn.

Nguồn hình: Internet

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay