3 suy nghĩ thật của nhà tuyển dụng khi đàm phán lương

Lượt xem: 22,975

Thật dễ dàng để khuyên nhủ bạn bè nên thương lượng lương thế nào nếu nhận được lời mời làm việc. Nhưng đến khi đặt mình vào tình huống đó, luôn có một lời “thì thầm doạ nạt” bên tai bạn rằng: “Cẩn thận hành động, đừng để bất cứ sơ suất nào làm hỏng kết quả tốt đẹp này!” Như bạn vẫn khuyên người thân là “thở sâu và thả lỏng” khi đối diện với tâm trạng hồi hộp phấn khích vì cơ hội trước mắt, lúc này bạn cũng nên làm vậy. Sau đó, hãy mạnh dạn tiến lên, đừng để suy nghĩ sợ đàm phán lương gây trở ngại cho sự nghiệp!

Trong hầu hết trường hợp, các công ty đã tiên liệu rằng bạn sẽ thương lượng lại mức thu nhập. Do đó, bạn nên thử làm hết sức vì lợi ích tốt nhất của mình. Thực tế, một nghiên cứu của Salary.com chỉ ra rằng 84% nhà tuyển dụng mong đợi ứng viên cùng tham gia thoả thuận lương trong giai đoạn phỏng vấn.

Nếu kết quả trên vẫn chưa thuyết phục được bạn, hãy lắng nghe tin sốt dẻo: “Nhà quản lý tuyển dụng cũng căng thẳng không kém khi bước vào các cuộc đàm phán". Họ sợ rằng bạn sẽ không chấp nhận mức đề nghị cao nhất của công ty. Đó là sự thật mà nhà tuyển dụng có thâm nhiên đã xác nhận, họ lo lắng. Cần nhớ rằng, họ đã dành nhiều thời gian để gặp gỡ, cân nhắc và ra quyết định này nên tất nhiên họ thực sự muốn bạn làm việc với công ty.

Cùng CareerViet.vn bật mí 3 suy nghĩ thực lòng của các nhà tuyển dụng trong quá trình đàm phán lương ngay bây giờ nhé!

1. “Tôi hi vọng rằng chúng tôi đã đưa ra mức lương đủ thuyết phục”

Hầu hết nhà tuyển dụng sẽ làm hết sức để đề nghị con số tốt nhất có thể khiến đôi bên ngay lập tức cảm thấy đây là mức lương công bằng. Trong nhiều trường hợp, họ vẫn đủ ngân sách để nới rộng mức lương lên một chút khi ứng viên đàm phán thêm. Chắc hẳn bạn chưa biết rằng tổng thời gian các nhà tuyển dụng bỏ ra sau nhiều đêm mất ngủ chờ đợi nhân tài đồng ý về làm việc là không đếm xuể. Nghe có vẻ khó tin, nhưng thực tế nhiều nhà tuyển dụng chia sẻ rằng họ từng bị vuột mất “mục tiêu số 1” vào tay đối thủ đưa ra mức lương cao hơn. Một khi đã đề nghị với bạn mức lương tốt nhất theo ngân sách công ty phê duyệt, hầu hết các quản lý tuyển dụng không thể làm được gì thêm ngoài chờ đợi.

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

Hãy làm một nghiên cứu nhỏ trên các chuyên trang như VietnamSalary.vn về mức lương thị trường dành cho vị trí này. Nếu cảm thấy mức lương bạn được đề nghị chưa hợp lý, đừng ngại đưa ra con số khác theo quan điểm của mình. Mặc dù hầu hết nhà tuyển dụng luôn cố gắng không hạ thấp giá trị của ứng viên, nhưng họ vẫn dự đoán trước tình huống bạn sẽ thương lượng thêm. Nên ngay cả khi gói quyền lợi công ty đề nghị với bạn không hoàn toàn vô lý, đừng ngại lên tiếng vì quyền lợi bản thân nếu xét thấy mình xứng đáng hơn. Khi nhà tuyển dụng đã chân thành và cởi mở với bạn thông qua việc đưa ra đề nghị, bạn đang nắm giữ nhiều sức mạnh hơn bạn tưởng.

2. “Tôi lo rằng ứng viên này đang nắm trong tay vài lời đề nghị”

Đôi khi các ứng viên tỏ ra e ngại công ty biết họ đang xem xét nhiều lời mời làm việc khác nhau. Cụ thể hơn, những người này lo lắng không biết nhà tuyển dụng sẽ có thái độ và nhìn nhận vấn đề này thế nào. Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều phỏng vấn viên, sự thật khá thú vị là họ cũng khá lo sợ điều này. Chính nhà tuyển dụng cũng phải dành thời gian để vật lộn và tìm cách thu hút ứng viên tiềm năng đó chọn công ty mình thay vì nơi khác.

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

Các nhà tuyển dụng xem đây là một tin tức cực kỳ, cực kỳ tốt cho bạn. Vì vậy, hãy minh bạch với họ nếu bạn đang cân nhắc giữa hai lời đề nghị. Tránh sử dụng công ty này làm đòn bẩy để kiếm thêm tiền từ một công ty khác, nhưng cũng đừng hạ thấp giá trị của mình.

Nếu lựa chọn hàng đầu của bạn lại đang đưa ra mức lương đề nghị thấp nhất, hãy tiếp tục tiến tới và thúc đẩy nhà tuyển dụng đó một chút. Bạn sẽ không mất đi lời đề nghị đang có nếu chia sẻ rằng công việc này là quan tâm hàng đầu của bạn, nhưng hãy nói rõ là đề nghị của họ đang thấp hơn giá thị trường dành cho vai trò tương tự ở nơi khác. Việc thẳng thắn trao đổi theo kỳ vọng sẽ giúp bạn có lựa chọn sau cùng thoả đáng nhất thay vì chọn tạm thời nhận việc ở một công ty khác như phương án dự phòng.

3. “Tôi thực sự hi vọng việc này sẽ tiến triển”

Điều này rất quan trọng, nhấn mạnh bao nhiêu lần cũng không đủ: Nhà tuyển dụng không bao giờ đưa ra đề nghị với ứng viên khiến họ nghĩ “hừm, tuýp người này không phù hợp với chúng tôi”. Nhà tuyển dụng sẽ chỉ cố gắng thu hút cho bằng được người khiến họ có cảm giác phấn khởi và tin tưởng vào những đóng góp trong tương lai.

Vì thế, khi nhận được một thư mời làm việc nghĩa là giám đốc tuyển dụng công ty đó đã thực sự xem xét và thuận tình gởi đi đề nghị với hi vọng rằng bạn sẽ chấp nhận. Và trong hầu hết trường hợp, họ đã tiên liệu trước về việc bạn kỳ vọng mức lương cao hơn. Khi bạn “phản công” lại, họ bắt đầu có chút áp lực rằng nhiều khả năng công ty sẽ thực sự mất bạn.

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

Ngay thời điểm này, có thể bạn cho rằng mình đang nắm giữ khá nhiều quyền hạn để đòi hỏi mức thu nhập thực sự xứng đáng mỗi năm. Vẫn ước gì điều này thành hiện thực, nhưng chúng ta cũng cần hiểu tâm lý người quản lý tuyển dụng. Họ đã thực sự hào hứng về với ý tưởng sẽ chiêu mộ được bạn về công ty, tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy rằng ngay cả những ứng viên giỏi giang tuyệt vời nhất cũng hiếm khi thay đổi được ngân sách đã phân bổ cho vai trò này.

Chắc chắc vẫn còn cơ hội về không gian lẫn thời gian để bạn cố gắng xoay chuyển tình thế. Nên duy trì trạng thái thực sự thoải mái và quyết đoán để thương lượng thành công mức lương cuối cùng cho mình. Nhưng hãy nhớ rằng, người quản lý tuyển dụng lúc này đang đứng về phía bạn và họ sẽ cố gắng hết sức để mang bạn về gia nhập đội ngũ nhân sự. Thế nên hãy xem quá trình này như cuộc đối thoại, không phải đối đầu.

Có thể hiểu được khi bạn đã đi đến tận bước cuối cùng này nhưng vẫn bối rối trước khi mở lời đòi hỏi một mức lương cao hơn đề nghị nhận được. Hầu hết mọi người cũng từng rơi vào tâm trạng này và hoàn toàn thấu hiểu sự khó khăn của việc đàm phán lương bổng, điều này đặc biệt đáng sợ nếu bạn đối diện với công ty mình rất yêu thích. Nhưng hãy có niềm tin, bạn đã làm việc cật lực để có được kết quả này! Bạn đang sở hữu một đề nghị và nhiều quyền lực hơn bạn nghĩ. Nên nếu cần vài sự trợ giúp nhỏ, hãy cân nhắc trò chuyện với những người đàm phán chuyên nghiệp, có thể là một người bạn hay vị cố vấn nghề nghiệp giàu kinh nghiệm của mình. Dù tình huống ra sao, bạn đã đứng được ở đây và xứng đáng được trả lương một cách công bằng và tương xứng.

Nguồn hình: Freepik

Bài viết khác

Lương Net là gì? Sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net, lợi ích mang lại cho người lao động là gì? Ứng viên nên thỏa thuận lương nào để có lợi cho mình hơn?

Xem thêm

Lương Gross là gì? Các doanh nghiệp thường thỏa thuận theo lương Gross. Tìm hiểu cách tính lương thực nhận, sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net!

Xem thêm

Lương 3P là gì? Ý nghĩa, tầm quan trọng của lương 3P. Hướng dẫn cách tính lương 3P cho nhân viên sao cho đơn giản, chuẩn xác, nhanh chóng nhất

Xem thêm

Incentive bonus có ý nghĩa thúc đẩy người lao động cố gắng, tập trung và nỗ lực hoàn thành công việc. Đây là một trong những công cụ giữ chân nhân tài

Xem thêm

Một lúc nào đó trong sự nghiệp - bạn muốn nghỉ trọn vẹn một khoảng thời gian dài để đi học, đi du lịch hoặc đơn giản là để dành thời gian cho gia đình nhưng vẫn muốn giữ công việc hiện tại. Làm thế nào để sếp thông cảm và đồng ý?

Xem thêm

Bạn đang ở vòng cuối của quy trình tuyển dụng, bạn thực sự thích cơ hội này, nhưng mức lương lại thấp hơn kỳ vọng. Bạn sẽ thương lượng thế nào với nhà tuyển dụng để có được công việc mong muốn với mức lương chấp nhận được?

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay