3 tình huống khó xử thường gặp nơi công sở
Lượt xem: 41,235Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Trong sự nghiệp, đôi khi bạn gặp phải những vấn đề khó xử. Dẫu đã có nhiều kinh nghiệm, bạn vẫn cảm thấy bế tắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số việc làm hot hiện nay như content creator, headhunter, tuyển dụng kế toán, việc làm Ninh Thuận, shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật,...
Dưới đây là 3 trường hợp khó xử phổ biến nhất:
1.Bạn mới biết đồng nghiệp của bạn được trả lương cao hơn
Hai người cùng một vị trí, trách nhiệm công việc như nhau. Nhưng gần đây bạn mới biết rằng lương của người đó cao hơn của bạn.
Thường thì mọi người đều cảm thấy rất tức giận và ngay lập tức tìm đến sếp để yêu cầu một lời giải thích rõ ràng, thậm chí đòi được tăng lương ngang bằng. Tuy nhiên, đến gặp sếp với cái đầu “nóng bừng” đó chỉ gây hại nhiều hơn lợi cho bản thân bạn.
Thay vì thế bạn nên nhìn nhận lại năng lực của bản thân cũng như tìm hiểu mức lương của vị trí bạn đang làm việc trên thị trường tuyển dụng hiện nay khoảng bao nhiêu. Sau khi đã có thông tin chính xác về mức lương cho công việc của bạn cộng với việc so sánh năng lực cũng như kết quả làm việc bạn với người đồng nghiệp đó, lúc đó hãy quyết định rằng nên đi gặp sếp hay không?
2. Bạn được mời làm việc ở một nơi mới nhưng bạn cũng không muốn bỏ công việc hiện tại
Một người bạn của bạn đang làm việc tại một công ty khác và anh ta báo cho bạn biết về một vị trí đang tuyển dụng mà bạn cũng rất thích.
Có lẽ đây là lúc thực sự cần đến một “chiếc cân”. Bạn nên hỏi thêm người bạn của mình thông tin chi tiết hơn về công ty cũng như trách nhiệm của công việc đó. Sau đó bạn thử so sánh với công việc hiện tại như ở nơi làm việc mới cơ hội thăng tiến có dễ dàng không? Mức độ cạnh tranh giữa các đồng nghiệp hay mức lương như thế nào? Môi trường làm việc ra sao?...
Những câu trả lời này sẽ đem lại cho bạn quyết định đúng đắn.
3. Bạn có cơ hội được giao cho một dự án quan trọng nhưng lại khó có khả năng hoàn thành
Bạn biết rằng được giao dự án này có nghĩa rằng cơ hội thăng tiến cũng như tăng lương đối với sự nghiệp của bạn đang mở ra. Nhưng đây thực sự là một thách thức lớn bởi có nhiều kiến thức bạn chưa nắm rõ nếu thực hiện dự án này.
Trước hết, bạn nên tự hỏi bản thân rằng liệu bạn có thể chịu trách nhiệm và gắng hết sức để hoàn thành nó được hay không? Công việc đó có là quá tải với bạn? Hiện tại những điểm yếu nào khiến bạn lo ngại nếu đồng ý nhận dự án này?
Nếu bạn cho rằng mình là người quyết tâm và những yếu điểm của bạn có thể được cải thiện nếu bạn chịu khó học hỏi thì bạn hãy nhận dự án đó.
Nhưng nếu bạn còn do dự khi trả lời những câu hỏi trên và không quyết đoán thì có lẽ bạn nên trau dồi thêm năng lực và chờ những cơ hội sau này. Hãy nói với sếp rằng bạn cảm thấy mình còn yếu nhưng xin được tham gia vào dự án với tư cách thành viên không phải người quản lý. Ít nhất việc tham gia cùng thực hiện dự án này cũng khiến bạn mở rộng được kiến thức và cải thiện những kỹ năng yếu.