4 bài học tìm việc

Lượt xem: 14,092

Cơ hội nào là của mình đây? Thành công là người thầy dạy ta nhiều điều. Vì thế, nếu chưa nếm qua hương vị thành công trên bước đường tìm việc thì tại sao bạn không thử tranh đua với những người đã có kinh nghiệm này ?

Đây là một ví dụ:

Một khách hàng của tôi, Martha S., ở Syracuse, New York, có việc chỉ sau 28 ngày tìm kiếm.

Bí quyết của cô như sau. Cô tìm được việc trong ngành máy tính – một trong những nghành đắt giá nhất của công nghệ thông tin với mức lương tháng lên trên 6 000 đô-la.

Có thể học hỏi gì từ nỗ lực tìm việc của cô?

“Đầu tiên, tôi gởi khoảng 50 hồ sơ xin việc mỗi tuần qua đường thư điện tử và cập nhật hồ sơ xin việc đến những địa chỉ trên mạng như Monster.com. Tôi dành rất nhiều thời gian liên lạc với mọi người. Tôi gởi thư điện tử đến bạn bè, đồng nghiệp cũ, gia đình và những người khác” Martha cho biết.

Đáp lại những cố gắng của cô là ba cuộc gọi phỏng vấn từ mọi người và một cuộc từ địa chỉ việc làm trên Internet.

Bài học rút ra: Liên hệ với tất cả mọi người. Thêm vào đó, bạn bè và gia đình có thể là một “ủy ban” có ý nghĩa. “Những người này giúp bạn vẫn minh mẫn trong lúc khó khăn” Martha phát biểu.

Martha nộp đơn và dự phỏng vấn cho công việc “như mơ”. Thế nhưng sau ba tuần liên lạc qua lại bằng điện thọai và thư điện tử, công việc đấy lại rơi vào tay kẻ khác.

“Suốt thời gian trước đó, tôi thực sự nghĩ rằng mình đã được tuyển dụng. Thậm chí tôi còn đi du lịch 11 ngày. Kết quả là đường tìm việc của tôi vỡ lở. Tôi đã lơ là đầu tư thời gian vào việc xin việc” Martha nói.

Bài học rút ra:

1) Không bao giờ được chểnh mảng bởi vì nghĩ rằng mình chắc chắn có công việc nào đó.

2) Xem vấn đề tìm việc là điều quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Nghĩa là không được đi nghỉ dài ngày đến khi tìm được việc. Làm việc trước, vui chơi sau.

Trong cuộc phỏng vấn vòng 3 cho công việc trên Internet, Martha trả lời tốt và được gọi đi làm.

" Ở lần phỏng vấn vòng 2, tôi ngồi trong phòng hội nghị của công ty với 4 người. Không khí trao đổi khá cởi mở. Họ hỏi tôi nhiều câu hỏi và tôi hỏi lại họ. Một trong những bí quyết hiệu quả của tôi là xác định xem công ty đang gặp vấn đề khó khăn gì và tập trung thảo luận về vấn đề đó”.

Qua cách làm nổi bật cách giải quyết vấn đề rắc rối nhà tuyển dụng đang gặp phải, Martha có thể đưa ra câu trả lời xác thực suốt cuộc phỏng vấn và chứng tỏ cô có khả năng đảm trách công việc.

Kết quả là gì?

“Ngay lập tức, họ mời tôi làm việc và trả lương hơn 6.000 đô-la, cao hơn so với mức lương tôi đề nghị. Chỗ làm lại gần nhà nữa.”Martha nói.

Bài học rút ra:

Cách tốt nhất để tiếp thị bản thân là im lặng và lắng nghe. Các nhà tuyển dụng thường cho bạn biết chính xác là họ tìm kiếm điều gì nơi bạn.

“Người phỏng vấn nói rất nhiều về vấn đề họ đang gặp rắc rối, công việc thường nhật của công ty, v.v…Chính vì thế tôi cảm thấy dễ dàng trả lời hơn.” Martha cho biết.

Nói tóm lại là lối đi tắt dẫn đến thành công trên đường tìm việc (hay bất cứ lĩnh vực nào khác trong cuộc đời) đơn giản là hãy làm những gì có ích cho người khác.

Trong trường hợp này, Martha đã tìm được một công việc tuyệt vời trong vòng không đầy hai tháng, mặc cho “những cơn khủng hoảng việc làm” đe dọa nhiều người bằng cách làm bốn việc đơn giản:

1) Liên hệ với mọi người cô biết: bạn bè, người trong gia đình, đồng nghiệp cũ, cố vấn ở trường cao đẳng - “Thậm chí tôi liên lạc lại với người bạn trai cũ mà tôi không nói chuyện suốt 6 năm.” cô nói.

2) Không nên kì vọng vào một công việc nào. Sau một số vấp váp, cô quyết tâm liên tục chú ý đến tất cả những nơi đang cần người, thậm chí ngay cả lúc cô đang dự phỏng vấn ớ một nơi.

3) Xem việc tìm việc là công việc toàn thời gian.

4) Khi phỏng vấn, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề khó khăn của nhà tuyển dụng. Suy cho cùng, đó chính là lí do họ cần tuyển dụng bạn vào: giúp họ giải quyết vấn đề. Nếu bạn có thể đảm nhận trách nhiệm đó, bạn sẽ được tuyển dụng, dù khi tìm việc tình trạng kinh tế có đáng lo ngại đến mức nào đi nữa.

Còn bây giờ, bạn hãy bước ra và tìm may mắn của riêng mình đi nhé!

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay