5 bài tập dành cho sếp tương lai
Lượt xem: 12,832Nhưng cứ “há miệng chờ sung”, im ỉm đợi đến khi người ta nhận thấy tài năng của bạn, thì chẳng lợi lộc gì. Cần tự mình hành động! Khơi mở và tự rèn luyện trong bản thân mình những tố chất lãnh đạo là việc cần làm ngay từ khi còn trẻ. Làm như thế nào đây?
Bạn có thể tham khảo mấy lời khuyên của nhà lãnh đạo Viện văn hóa tập đoàn, chuyên viên Nga Evghenhi Solomin. Nào, hãy cùng khai triển tư chất lãnh đạo theo những mục sau:
1. Hãy phát triển tính tự tin.
Cố gắng xác định nhãn quan của mình và trung thành với quan điểm, chính kiến đó cho đến cùng. Nhớ một điều quan trọng ở đây là, trong khi đó, bạn hãy biết tiết chế mình khi tham gia vào những cuộc tranh luận. Giữ tư thế thẳng lưng, vai thăng bằng, ưỡn ngực hướng chính diện về phía đối thủ và lắng nghe những luận cứ trong trận quyết đấu bảo vệ chính kiến.
2. Thường xuyên rèn cho mình tư thế kiềm chế như vậy.
Có thể đem ra tập dượt trong những cuộc tranh cãi vui đùa giữa đám bạn bè thân. Làm sao cho toàn thân thẳng tắp như tấm bảng. Hai gối hơi khép, vươn cằm. Hãy trung thành với quan điểm của mình nhưng cũng không nên cầu tới phương thức bới móc, than vãn hay cáo buộc.
3. Học cách thừa nhận những sai lầm của bản thân và gánh lấy trách nhiệm về những quyết định mà bạn đã chọn.
Chẳng hạn, có thể làm như thế này: cầm bút, sổ tay và liệt kê ra một danh sách: Hãy bắt đầu từng câu với những lời “Tôi chịu trách nhiệm về…”, tiếp nối câu đó bằng bất kỳ hình dung nào về sai lầm đã mắc, dù bạn thấy nó phi lý đến đâu chăng nữa. Hãy cố để trong danh sách trách nhiệm của bạn có không dưới 10 khẳng định.
4. Hãy mạo hiểm hàng ngày.
Cố giành lấy tất cả những gì cho đến nay đối với bạn vẫn là lạ lẫm chưa từng thể nghiệm. Hãy thâm nhập những cách giải trí mới (tỷ dụ như nhảy múa, lướt ván), và đừng sợ thay đổi việc làm. Hãy thực tập phát biểu trước công chúng - đối với một nhà lãnh đạo tương lai, kinh nghiệm như thế là vô giá.
Nhưng trong khi đó, hãy tránh những bối cảnh và thể loại hoạt động, nếu ở đó bạn sẽ buộc phải so sánh mình với những người xung quanh. Có những mạo hiểm mà sự bất thành đầu tiên có chứa đựng chiến thắng và tạo đà cho thành công về sau.
5. Hãy biết mừng vui trước mỗi thắng lợi bé nhỏ.
Hàng ngày trước khi ngủ hãy lập một bản kê gồm ít nhất là 3 việc (nếu được 7 thì càng tốt) mà bạn đã đương đầu một cách xuất sắc. Bài tập này không nên phụ thuộc vào chuyện ngày hôm ấy trôi qua tốt đẹp hay không được như ý. Cứ nhìn mà xem: chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thành một con người năng động, tích cực. Thay vì ngồi ưu tư xâu chuỗi những sự bất thành, hãy bắt đầu tập trung vào các công việc và dự án mà bạn sẽ là người chiến thắng.
Muốn tiến lên không ngừng trên những nấc thang công danh, hãy học cách đặt mục tiêu rõ ràng, hình dung kết quả cần đạt tới, và vạch chiến lược hành động cụ thể. Không bỗng dưng mà những nhà tổ chức đại tài, trong đó có nhiều nhà quản lý thành đạt, đều tuân thủ quy tắc sau đây: Một kế hoạch tốt đã là một nửa công việc.