5 bước thoát khỏi danh sách 'giảm biên chế'

Lượt xem: 15,183

Công ty đang có kế hoạch cắt giảm nhân sự, giảm chi phí đến mức tối đa. Bạn có thể là một trong số những người nằm trong black-list ấy. Trước thực tế sắp bị sa thải, tình trạng thất nghiệp đe dọa, bạn càng cần có bước đột phá, đáp ứng công việc và tối ưu hóa chiến lược của công ty một cách nhanh chóng.

Bạn có thể đã dự đoán sự kiện này, chuẩn bị để đối phó hoặc xem việc sa thải như một điều may mắn, giúp bạn thay đổi công việc sau một thời gian dài. Nếu thực sự bạn muốn thay đổi, đây là lúc để khuấy động ý chí và nỗ lực tìm kiếm của bản thân.

Nếu bạn không đoán được và chuẩn bị trước tình hình, khi mọi việc xảy ra, bạn sẽ cảm thấy đột ngột, thậm chí là choáng vì bị sa thải. Bạn cảm thấy tự ái vì bị đẩy ra ngoài một cách không thương tiếc, cảm thấy tiếc vì mất cơ hội bạn đang phấn đấu đạt tới ở công ty...

Cảm giác lo lắng, khó chịu là hết sức bình thường. Tìm kiếm công việc hiệu quả nhất không phải là phương pháp tiếp cận tốt lúc này nhưng chiến lược hiệu quả hơn là tận dụng kinh nghiệm trong quá khứ và những gì đã làm được ở chính công ty này.

Sau đây là 5 bước giúp bạn đối diện với thực tế bị liệt kê vào danh sách đen của công ty một cách chững chạc, chuyên nghiệp hơn:

Bình tĩnh
Khi biết mình rơi vào thực tế có thể bị sa thải, bạn nên bình tĩnh, tốt nhất là nên đi ra ngoài, tìm một nơi nào đó để ổn định tinh thần. Đừng nổi nóng, khó chịu hay nói những lời khiếm nhã ngay trước mặt đồng nghiệp. Hãy hít thở thật sâu để giữ thăng bằng, suy nghĩ đến những việc lớn hơn, cần thiết hơn bạn nên làm lúc này.

Lên danh sách liên hệ
Một thời gian làm việc lâu dài, chắc chắn, bạn sẽ có rất nhiều mối quan hệ. Đây là lúc bạn nên lên danh sách các mối đó, ghi địa chỉ, điện thoại liên hệ của họ, coi như đây là dữ liệu cá nhân của bạn.

Tìm hiểu chiến lược mới ở công ty
Bạn nên dành thời gian để tìm hiểu chiến lược mới ở công ty, bởi một khi quyết định giảm bớt nhân sự, tập trung phát triển một số mảng chính, chắc chắn, công ty bạn đã có hướng đi mới. Tùy thuộc vào tình hình, vị trí công việc của mình, bạn nên xem công ty có ý định mở rộng mảng nào, thu hẹp bộ phận nào. Từ đó, bạn nên phát triển bản thân, tìm vị trí phù hợp với mình ngay trong công ty, nỗ lực để khẳng định mình ở vị trí đó.

Xác định mục tiêu
Ở mỗi vị trí, bạn có giá trị và vai trò khá nhau, vì vậy, bạn nên xác định lại mục tiêu của mình. Nhất là khi công ty đang có biến động, bạn phải chắc chắn mục tiêu thì mới xác định hướng đi cụ thể, từ đó để tính đến việc tiếp tục ở lại công ty làm gì và làm như thế nào.

Tạo kênh kết nối
Song song với việc tiếp tục tìm hiểu để thoát khỏi danh sách đen của nhà tuyển dụng, bạn cũng nên tạo các kênh kết nối, tìm kiếm thêm cơ hội cho mình. Một khi hồ sơ của bạn được nhiều nơi chú ý, chắc chắn, công ty hiện tại cũng sẽ có cách nhìn khác. Hơn nữa, trong thời buổi khó khăn, nếu có cơ hội mới tốt hơn thì bạn cũng nên cân nhắc.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay