5 cách chống rủi ro với công việc mới

Lượt xem: 16,010

Bắt đầu một công việc mới đem đến cơ hội mới nhưng cũng mang đầy thử thách và rủi ro. Bạn nghĩ rằng cứ nhắm mắt, tích tiền đầy thẻ tín dụng sau đó làm một bước đột phá lớn? Thực ra bạn có thể thay đổi sự nghiệp thành công theo những cách sau:

1. Lập kế hoạch và làm rõ những gì chưa rõ…
Loại nghề nghiệp nào mà bạn đang mong muốn? Hãy khám phá và tìm ra càng nhiều lựa chọn càng tốt. Theo Marci Taub, đồng tác giả của cuốn “Work Smart”( tạm dịch: Khôn khéo trong công việc) cho biết: Rất quan trọng để phân biệt rõ bạn cần một công việc mới hoàn toàn, sự nhảy việc hay là sự thay đổi trong ngành trước khi bạn quyết định.

Kế hoạch của bạn càng chi tiết thì bạn càng ít bị nguy hiểm, tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công việc mong đợi của bạn. Bao gồm: số giờ làm của công việc đó, đào tạo chuyên nghiệp bất kì, khả năng thăng tiến trong công việc. Một lí do khác để vạch kế hoạch trước đó là: nguy cơ công việc thất bại càng cao thì bạn càng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để có được thành công.

2. Tham khảo những ngườimới thay đổi việc
Nếu bạn đang làm một công việc tốt với những người đồng nghiệp tốt bụng. Những người này khó có thể đưa cho bạn lời khuyên để thay đổi công việc được. Còn với những người không ưa bạn thì họ lại muốn “thúc đẩy” bạn đi nơi khác. Thật khó xử phải không?

Trái lại nếu bạn nói chuyện với những người đã thay đổi nghề nghiệp thì điều đó mang lại rất nhiều ý nghĩa. Họ sẽ có những thông tin bổ ích rất có lợi và tạo động lực cho bạn. Hãy tìm hiểu sự lo lắng của họ là gì và họ giải quyết nó như thế nào. Họ làm nên điều gì khác biệt? Họ bình luận thế nào về tình hình của bạn. Hãy nói chuyện với nhiều người bạn sẽ có một tầm nhìn rộng về việc bạn quyết định trong công việc mới.

3. Học hỏi những người đã thay đổi nghề nghiệp lâu rồi.
Hãy nâng cao sự nhiệt tình và lạc quan cho mình bằng những kinh nghiệm khôn ngoan và sâu sắc của những người đi trước. Khi bạn nói chuyện với những người đã thay đổi thành công trong nghề nghiệp của họ, bạn sẽ nhận ra cái gì phải làm và làm gì khi đã hết hào hứng. Họ có thích những gì họ đã làm hay không? Những trở ngại nào khiến họ ngạc nhiên và họ đã phản ứng ra sao? Dựa vào sự cố gắng và vị trí của họ hiện tại thì họ thành công như thế nào? Tiếp tục hỏi nhưng người khác nhau cho đến khi bạn nhận thấy mô hình của quá trình nào tốt nhất để áp dụng cho mình.

4. Khám phá tâm hồn - “ngăn ngừa” những lỗi lầm tương tự trong công việc mới.
Không nên chỉ sử dụng trí tuệ, hãy sử dụng cả trực giác của mình. Tìm kiếm nội tâm nghĩa là suy ngẫm về tình trạng của mình về những điều mà tâm hồn đang lo lắng.

Bao gồm:
- Chất lượng cuộc sống
- Ý nghĩa về những việc mà bạn làm
- Dành thời gian cho cái bạn quan tâm
- Hiểu rằng cuộc sống của bạn có mục đích cao hơn cả sống.

Tùy thuộc vào cá nhân bạn cần thấy có nên nhảy việc hay không. Nếu bạn có xu hướng bị bắt ép hay buộc phải kết thúc trong những tình trạng “ghê gớm và khủng khiếp” thì cần xem xét lại công việc. Mình cần thay đổi mình trong cách làm việc để tạo hiệu quả hay thay đổi việc làm. Sửa chữa sai lầm hay rèn luyện kĩ năng trong công việc có thể giúp bạn hiểu tốt hơn tại sao bạn lại muốn thay đổi và có thể giúp bạn không quyết định sai.

Nếu bạn quá lo lắng về những quyết định dù to hay là nhỏ hoặc bạn thích suy nghĩ kỹ càng cho đến khi cơ hội không còn thì bạn cần suy nghĩ lại. Phải biết nắm bắt cơ hội cho mình.

Trong thực tế, biết về bản thân mình, biết mình là ai, khả năng như thế nào thì bạn sẽ tránh được nhiều rủi ro hơn.

5. Đặt nghề nghiệp trong một hoàn cảnh lớn hơn
Nếu bạn xác định loại công việc, mức lương, hay những khía cạnh khác của công việc thì thay đổi này giống như là thay đổi “nhận dạng” của bạn. Tuy nhiên nếu bạn xác định công việc dựa vào vị trí, bạn sẽ có bước đi mới trong con đường mà bạn đã đi.

Làm thế nào để nhảy việc đỡ rủi ro? Có rất nhiều cách và trên đây chỉ là một trong số ít lời khuyên giúp bạn vững tâm bắt đầu cuộc hành trình mới của bạn. Hãy để cho chuyến đi đó giúp bạn hiểu về bạn hơn và để sự lựa chọn nghề nghiệp làm thay đổi cuộc sống của bạn.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay