5 chìa khoá cho người làm thêm “tay trái”

Lượt xem: 12,913

Một lựa chọn mới về công việc của dân 8X: tìm một chỗ làm ổn định, không quá bận rộn và tự tổ chức một công việc kinh doanh “tay trái”. Nghe thì hấp dẫn, nhưng thử tưởng tượng đến lúc ông chủ công ty nổi khùng vì công việc kém hiệu quả, còn việc kinh doanh “tay trái” thì đang ở giai đoạn mất khách và nợ đọng

5 chìa khoá cho người làm thêm “tay trái”

Hãy tham khảo 5 cách đối phó với nguy cơ này.

1. Đối thoại hơn đối dầu

Đó là câu hỏi đầu tiên cần đặt ra khi bạn bắt đầu kinh doanh "tay trái". Liệu lĩnh vực mà bạn chọn để kinh doanh "hai mang" có "lấn sân" với ông chủ mà bạn đang làm thuê không? Nếu chúng cùng chung một thị trường, một đối tượng phục vụ thì chắc chắn là... cuộc chiến bùng nổ rồi!

Vậy thì, hãy kiểm tra ngay trong hợp đồng lao động ký với ông chủ bạn, có điều khoản nào thoả thuận nào về việc cấm kinh doanh cạnh tranh hay không. Nếu có bắt buộc bạn phải làm một cuộc trao đổi thật cởi mở với sếp về việc "tay trái" để sếp hiểu bạn sẽ tránh đối đầu hoặc tranh giành thị phần với ông ta.

Một số công ty sẽ nhìn việc kiếm thêm của nhân viên hoàn toàn tích cực, thậm chí có thể bổ sung nhiều kỹ năng mới hỗ trợ ngược lại cho công việc hiện tại của anh ta. Thẳng thắn và chân thành, có thể bạn sẽ khiến ông chủ thông cảm hơn!

2. Phân bổ lại thời gian

Bạn thử dò kinh nghiệm phân bổ thời gian của một số đồng nghiệp, nhất là người cũng đang làm "tay trái" như bạn để xem công việc làm "tay trái" bạn sắp chọn có phù hợp với việc cố định bạn đang làm không, từ đó phân chia quỹ thời gian cho mình.

Chia thời gian cũng không dễ: Còn cuộc sống riêng? Sức khỏe? Tất cả đều đáng lo ngại. Một số bạn đã viết vào sổ từng việc cụ thể cho ngày mai trước khi đi ngủ. Cách nào cũng được, miễn là bạn đừng quá ôm đồm và ảo tưởng về lợi nhuận khổng lồ.

3. “Tấm nệm” êm ái

Đó là sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, những người rất hiểu công việc của bạn và sẵn sàng trợ giúp về cả vật chất và tinh thần khi cần thiết. Một công việc làm trong 4 giờ/ tuần cộng thêm những giờ kinh doanh "tay trái" không đếm xuể dễ làm bạn nổ tung. Một tấm nệm đỡ giá trị sẽ giúp bạn tự tin hơn và sáng suốt hơn.

4. Có nên mở rộng quy mô sớm

Sự quyến rũ nguy hiểm nhất khi bắt đầu làm ông chủ: bạn sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng quy mô, tạo thương hiệu và kiếm nhiều tiền. Nhưng nên nhớ rằng mình đang làm một lúc hai việc, và tốt nhất đừng dồn mọi sức lực vào việc làm ngoài giờ dù bạn đã đầu tư vào đó khá nhiều.

Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng 90% những bạn trẻ nóng lòng mở rộng quy mô kinh doanh đều sớm thất bại. Sự bành trướng quá nhanh đòi hỏi bạn phải quan tâm nhiều hơn, đổ mồ hôi và thời gian nhiều hơn. Trước mắt, hãy để cả 2 công việc đều "vào guồng" trơn tru đã.

5. Biết đâu là điểm dừng

Khi bạn bắt đầu ra làm "tay trái", phải xác định rõ mục đích cuối cùng của công việc kinh doanh "tay trái" của bạn là gì. Đó là đam mê của bạn? Hay chỉ là một công việc "kiếm thêm chút đỉnh uống cà phê"? Liệu nó có thể trở thành một công ty riêng lớn mạnh trong tương lai không?

Nếu đó là ước mơ kinh doanh của bạn, hãy từ từ lên kế hoạch để thoát ra khỏi công việc bạn đang làm thuê hôm nay, rồi dần dần chỉ tập trung vào việc "tay trái". Trước khi làm điều đó, hãy chắc rằng bạn đã có một khoản dự trữ nhất định (có thể thu nhập hiện thời hoặc từ doanh thu của công ty riêng) để không bị "sốc nặng" khi trở thành người... thất nghiệp!

"Công việc tay trái là một khởi đầu tốt để bứt phá, nó ngày càng bùng nổ trong giới trẻ" - nói theo cách của Michael Dell, người lập ra Tập đoàn máy tính Dell hùng mạnh, người cũng đã khởi đầu bằng một công việc tay trái về máy ảnh ngay trong ký túc xá thời sinh viên. "Nhưng bạn hãy chọn cho mình cách đi tốt nhất trong hoàn cảnh này. Đó là: từ từ mà tiến!"

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay