5 chiêu bảo vệ lòng tự trọng
Lượt xem: 19,859Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Viết ra lòng tự trọng bản thân
So sánh lòng tự trọng với người khác là biện pháp khá hiệu quả và hợp lý. Viết ra càng cụ thể không những giúp bạn thương thuyết nguyên nhân thất bại với cấp trên thay vì trách móc sai lầm đã qua. Có yêu cầu như vậy với chính mình, bạn sẽ đặt mình vào vị trí của cấp dưới và đồng nghiệp để suy xét mọi vấn đề, tránh gây tổn thương đến tình cảm và hòa khí chung.
Học cách coi lòng tự trọng là sĩ diện bản thân
Nói cho cùng lòng tự trọng cũng chính là sĩ diện của bản thân, không ai muốn chọc giận cấp trên, có sự căng thẳng với đồng nghiệp hay biến mình thành nhân vật chính trong các tin đồn bởi tất cả sẽ ảnh hưởng đến danh dự và địa vị bạn có được tại văn phòng. Cách tốt nhất hãy biến lòng tự trọng như chính sĩ diện bạn đang có, ít nhất bạn sẽ có cảm giác không bị coi thường!
Tích cự cứu vãn khi lòng tự trọng bị tổn thương
Dù vô tình hay cố ý làm tổn thương người khác, điều đầu tiên bạn sẽ nghĩ tới là làm thế nào để cứu vãn chúng. Hành vi tích cực cho thấy bạn muốn chuộc lỗi và có trách nhiệm với điều mình gây ra.
Xây dựng lòng tự trọng
Hiểu rõ nhu cầu bảo vệ lòng tự trọng của chính mình giúp bạn cẩn trọng khi đối xử với mọi người và hy vọng xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau và cách xa mâu thuẫn. Điều này được dựa trên nhiều yếu tố như tránh chà đạp, không xâm phạm riêng tư, sự tự do...
Lòng tự trọng giúp bạn tích cực hơn
Bảo vệ sự tự trọng không chỉ cải thiện hòa khí trong các mối quan hệ, nếu xử lý tốt các vấn đề liên quan đến vấn đề này sẽ mang đến cho bạn sự tích cực bất ngờ. Gây tổn thương lòng từ trọng đồng nghĩa làm tổn hại tình cảm giữa đôi bên. Yêu cầu sự tự trọng với bản thân bình đẳng với người khác sẽ giúp bạn giảm thiểu tổn thương tình cảm và cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp.