5 dấu hiệu bạn nên... tự xin thôi việc

Lượt xem: 20,398

Đối với đại đa số chúng ta, khi đã có một công việc ổn định, quyết định ra đi là cực kì khó khăn. Đôi khi vì bằng lòng với công việc hiện tại hơn là đánh đổi, đôi khi vì sức ỳ quá lớn, những người này chấp nhận để lớp trẻ vượt mặt lúc nào không biết.

5 dấu hiệu bạn nên... tự xin thôi việc

Nhưng không phải lúc nào sự việc cũng như ý ta mong muốn, dù có cố gắng níu kéo, cố gắng bám chặt lấy cái ghế của mình, thì đến một lúc nào đó, bạn cũng sẽ bị đào thải. Vấn đề là ở chỗ, bạn phải nhận ra được khi nào "ra đi" là cần thiết. Bạn hãy đưa ra những quyết định chín chắn khi thấy một số biểu hiện sau:

1. Cơ hội thăng tiến khép lại

Bạn tin hay không thì tuỳ nhưng thực tế là có một "chỗ ngồi" trong công ty không có nghĩa là bạn đã có được "vị trí" của mình, không có nghĩa là bạn đã có cơ hội thăng tiến. Nếu rơi vào hai trường hợp sau, tốt nhất bạn nên cân nhắc ra đi trước khi bị cho nghỉ:

- Sếp thăng cấp cho một người khác mặc dù đáng ra, theo cảm nhận và sự tự tin của bạn, vị trí đó phải thuộc về bạn. Trong trường hợp này, đừng vội vàng nóng nảy quyết định điều gì trước khi yêu cầu một lời giải thích từ phía sếp. Tất nhiên, sếp của bạn sẽ có lý do. Và đó chắc hẳn là câu: "Cơ hội còn nhiều mà".

- Bạn thực sự rơi vào tình trạng bế tắc. Một vườn cây chắc hẳn phải có cây chậm lớn, cây lớn nhanh, cây sống, cây chết. Vậy nếu bạn bị bó chặt các cơ hội, hãy dũng cảm bỏ lại công việc đằng sau và tốt hơn hết là hãy ra đi trước khi quá muộn.

2. Bị đẩy vào một vị trí "lởm khởm"

Nếu bạn bị đưa vào một vị trí không như mong muốn hoặc ít được"chú ý", điều đó cũng có nghĩa công việc của bạn hiện chỉ mang tính tạm thời, trong khi công ty đang chờ người thay thế bạn. Rất có thể bạn đang trở thành người lấp đầy chỗ trống, và được đặt vào những vị trí chẳng ai muốn mà không biết.

Trong trường hợp này, hãy thử nghĩ xem bạn đang đứng ở vị trí nào trong công ty. Tự hỏi mình xem bạn có phải là ứng cử viên sáng giá không? Lương đối với bạn có phải là điều kiện tiên quyết không? Điều mấu chốt ở đây là bạn phải so sánh giá trị của mình với cơ hội ông chủ đưa cho có tương xứng hay không. Nếu bạn có thể cảm nhận được trong công ty đang có một xu hướng "thay máu", điều đó có nghĩa là vị trí hiện tại của bạn đang bị đe doạ.

3. Sếp thường xuyên hứa suông

Bạn có thường xuyên bị sếp cho "leo cây" bởi những lời hứa nâng lương, nâng thưởng suông không? Bạn có hay bị sếp hứa sẽ cho cơ hội thăng tiến để rồi chỉ mình bạn ngậm ngùi nhớ tới lời hứa đó không?

Nếu bạn gặp phải những tình huống tương tự như thế này, hãy nói thẳng thắn với sếp rằng bạn không khoái kiểu này chút nào và chờ xem phản ứng của sếp. Tất nhiên, sự thật bao giờ cũng mất lòng. Trong trường hợp mọi sự không như ý bạn, hãy chủ động gói gém đồ đạc ra đi, đừng chờ đợi điều gì, kiểu như "lần sau"...

4. Công ty định cắt giảm cơ cấu

Một điều rất cần quan tâm thường xuyên đó là những động thái mới nhất của công ty, tiềm năng phát triển, vị trí của nó trong ngành... Hãy thận trọng với những biểu hiện đi xuống hoặc bất cứ dấu hiệu nào cho thấy lợi nhuận công ty đang sụt giảm.

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, nhà quản lý thường rất chú trọng tới kết quả kinh doanh của từng quý một và điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách nhân sự của công ty.
Vì vậy, nếu nhìn thấy trước công ty có dấu hiệu sẽ cắt giảm nhân sự, co nhỏ quy mô trong vài tháng, thậm chí vài năm tới, hãy tính tới các bước đi của riêng mình.

Nên nhớ, cắt giảm nhân sự sẽ có rất nhiều người phải tìm việc như bạn, vì vậy, hãy nhanh chân tìm kiếm cho mình trước khi người khác nẫng mất các cơ hội đó. Hãy cho mình thời gian tìm kiếm, đừng để nước đến chân mới nhảy, để rồi "nhảy bừa".

5. Sếp cũng nhấp nhổm giống bạn

Dấu hiệu cuối cùng để bạn biết đường rút lui chính là thái độ của sếp với công ty. Nếu người thuyền trưởng cũng đã rời bỏ con tàu, không có lý do gì bạn phải ở lại cả. Hãy thử tìm hiểu xem vì sao, cố gắng hiểu vấn đề mấu chốt khiến sếp phải ra đi. Nếu họ ra đi vì lý do bên ngoài, bạn có thể ngừng cuộc điều tra ở đây. Nhưng trong trường hợp nguyên nhân từ chính công ty, thì bạn nên rời đi ngay trước khi quá muộn.

 

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Minh Tuấn Mobile Tuyển Dụng | DXC Tuyển Dụng | Vietfone Tuyển Dụng | mykingdom tuyển dụng | eon tân phú tuyển dụng | tuyển dụng bách hóa xanh | sân bay tân sơn nhất tuyển dụng | việc làm buôn ma thuột | zalopay tuyển dụng | việc làm vsip quảng ngãi

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay