5 dấu hiệu khiến bạn phải "lăn tăn" về một công ty

Lượt xem: 20,793

Dù bạn đang thất nghiệp 4,5 tháng nhưng trước một cuộc phỏng vấn của một công ty, bạn đừng mừng húm và vội vàng. Trước khi quyết định hãy nhìn xem, công ty đó có dấu hiệu nào trong 5 dấu hiệu sau đây hay không, nếu có đừng ngần ngại "say no" với nó!

1. Thử việc 7 ngày

Có thể họ nói rằng "Để bạn biết mình có thật sự phù hợp với công ty không và liệu công ty có thật sự là nơi bạn muốn làm việc không; cả hai cần phải tìm hiểu nhau". Và họ đề nghị bạn thử việc... không lương 7 hoặc 10 ngày.

Nghe qua thì có vẻ hợp lý, nhưng cùng tính nhẩm nhé, nếu mỗi người "tìm hiểu" như bạn vào làm không lương trong 7 ngày, 4 người sẽ là... một tháng lương.

Sau khi tìm hiểu, công ty đó nói với 4 bạn rằng các bạn... không hợp. Sau đó họ tiếp tục tuyển 4 người mới để thử việc... Nếu một tháng họ tuyển ba đợt những người tìm hiểu như các bạn vậy là họ tiết kiệm được lương cho 3 người rồi.

Một công ty thật sự chuyên nghiệp, họ sẽ phỏng vấn các bạn ít nhất là hai vòng, sau đó sẽ mời các bạn thử việc nhiều nhất là hai tháng chứ không ai đề nghị các bạn... 7 ngày tìm hiểu không lương chỉ sau vài câu phỏng vấn đâu.

2. Bằng gốc đâu... đưa đây!

Các bạn đã phỏng vấn xong (vào 1 vị trí không phải kế toán, hay liên quan gì đến tài chính nhé), và người phụ trách nhân sự mời bạn đến làm việc. Họ yêu cầu hồ sơ của bạn phải kèm theo "bằng gốc"!

Bạn đừng để "chiến thắng" trong vòng phỏng vấn làm lóa mắt, hãy kiềm chế, ngồi xuống, và uống một cốc nước rồi tự trả lời những câu hỏi sau đây.

1. Bằng gốc của bạn từ đâu mà có?

2. Tại sao họ lại yêu cầu bằng gốc của bạn?

3. Có công ty nào như thế không?

4. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi họ cầm bằng gốc của bạn là gì?

5. Và ai là kẻ cầm đằng lưỡi trong trường hợp này?

3. Người thử việc trước em rất... tệ

Khi nghe công ty đó phàn nàn về người trước bạn, bạn đừng vội hùa theo, đừng vội cảm thấy mình là No1, hay ho nhất quả đất.

Hãy nghĩ nếu bạn đồng ý rồi thấy mình không phù hợp, và bạn ra đi, vậy sau khi bạn đi, họ sẽ nói bạn như thế nào?

Nói về nguyên tắc ứng xử thông thường nhé, nếu một người bạn quen nói xấu người thứ 2 với bạn dù bạn chẳng biết gì và chẳng có tý quan hệ gì với họ. Liệu bạn có tôn trọng và tin vào những điều họ nói?

Một công ty nếu họ sẵn sàng nói xấu người đã ra đi thì họ cũng sẵn sàng có rất nhiều những đối thủ tiềm năng, họ cắt đứt mọi quan hệ có thể giúp đỡ họ. Vì thế, họ sẵn sàng... không phát triển được!

Và chẳng tội gì bạn phải buộc mình vào chỗ không có tương lai như thế!

4 .Ở đây ai là vua...

Nếu bạn bước chân vào một công ty mà bạn cảm giác như một... quốc gia tự trị, nghĩa là chỉ có 1 vị vua, 1 người được quyết định, 1 người nói... và tất cả những người khác phải phục tùng theo thì... 36 chước, chước chuồn là hơn bạn ạ!

Có thể họ sẽ mô tả việc đó bằng những cụm từ như "Văn hóa công ty" đi. Nhưng bạn hãy nhìn thẳng vào bản chất, quản lý theo kiểu chuyên quyền thì sẽ không bao giờ bạn có cơ hội để thể hiện và phát triển hết tất cả tài năng bạn có. Bạn chấp nhận có nghĩa là bạn chấp nhận đặt tương lai của bạn vào tay một người, chấp nhận mài mình đi cho hợp ý vua...

Lịch sử đã đi qua hàng trăm năm rồi, lẽ nào bạn còn muốn... lội ngược!?

5.Họ cho bạn cảm giác là ... họ tuyệt vời quá...

Nghe có vẻ mâu thuẫn nhỉ? Một công ty tuyệt vời thì tốt chứ sao không. Nhưng bạn hãy coi chừng. Một công ty mà ngay từ khi phỏng vấn bạn đã nói: đây là công ty duy nhất, tuyệt vời nhất và bất kỳ người lao động nào cũng mơ ước...

Nếu một công ty thật sự tốt, thật sự hoàn hảo như họ nói, thì họ đã không phải la toáng lên tôi là số một, hãy chọn tôi như vậy.

Nó cũng như bạn đang đi mua hàng, một người tiếp thị bỗng nhảy xổ ra trước mặt bạn bô lô ba la về sản phẩm "thiên hạ vô đối" của họ. Bạn có mua không?

Mặc dù các công ty có việc làm và bạn cần việc làm, nhưng thật ra mỗi cuộc tuyển dụng cũng như một vụ mua bán. Cả bạn và công ty bạn ứng tuyển đều đang chào hàng lẫn nhau. Thuận mua thì vừa bán và hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bạn mua một món hàng, coi chừng tiền mất, tật mang.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay