5 điều cho sếp mới

Lượt xem: 12,633

Từ vị trí bình thường trở thành một nhân vật quan trọng trong bộ máy công ty, bạn không dễ dàng thích ứng với sự thay đổi này. Lầm thế nào để nắm bắt và làm việc hiệu quả? Dưới đây là một số điều mà nhà lãnh đạo mới cần thực hiện.

1. Thống nhất tư tưởng

Bạn là người mới, phải thừa nhận thực tế là cấp dưới của bạn chưa quen lắm với việc này. Thậm chí có nhiều cấp dưới đã từng là đồng nghiệp, bạn bè hay đối thủ của bạn, sẽ không dễ dàng để họ làm theo những điều mà bạn muốn. Vì thế đừng lấy tư cách của cá nhân bạn đem ra điều khiển công việc, hãy nên hướng mọi người đến mục tiêu chung.

Hãy tạo một không khí đối thoại cởi mở với những cấp dưới của bạn, dành thời gian lắng nghe nhiều hơn. Đây là cách tốt nhất để tạo dựng niềm tin cho mọi người trong tập thể và cũng là tạo cơ sở lãnh đạo cho chính bạn.

Hãy chấp nhận nguy cơ bất cứ lúc nào cũng xuất hiện những cuộc tranh luận nhưng biết cách kết thúc nó để giảm bớt tối thiểu những thương vong. Hãy làm thế nào để những người xung quanh bạn thấy rằng: ai đúng hay sai trong tranh luận không quan trọng, quan trọng nhất là sẽ tìm ra giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề.

Tuyệt đối không nhắc lại những sai lầm cấp dưới. Bạn hoàn toàn có thể chỉ trích hoặc trừng phạt khi cần thiết nhưng không nên nhắc lại những việc khiến bạn không hài lòng, vừa mất thời gian lại giảm hứng thú làm việc của tất cả mọi người.

2. Tạo dựng phong cách lãnh đạo

Tìm hiểu xem những bậc “tiền bối” chỉ đạp công việc thế nào cũng là cách hay nhưng còn hay hơn nữa nếu bạn cố gắng tìm hiểu kĩ càng nhất nếu như có thể về những nhân viên dước quyền mình. Bạn lãnh đạo như thế nào đều cần phải dựa trên tính chất tập thể bạn đứng đầu. Phong cách người lãnh đạo là chính là phương thức thích hợp nhất để bạn gắn kết tập thể của mình.

Hãy lập ra những quy tắc riêng trong tổ chức của bạn. Đừng e ngại vì bạn đang là người đứng đầu, chính bạn chứ không phải ai khác cần thiết lập nên một trật tự mới.

Hãy quan tâm hơn đến vẻ bề ngoài, đây là điều nhiều người thường lơ là do quỹ thời gian ít ỏi của mình. Khả năng diễn thuyết cũng là một phần vô cùng quan trọng vì đôi khi cách truyền đạt một ý tưởng không đúng sẽ làm cấp dưới của bạn rối cả lên.

Chú ý tiếng chuông điện thoại của bạn, đã có 56% người được hỏi là khó chịu với tiếng chuông điện thoại “quậy” của sếp khiến họ thiếu tôn trọng người quản lí trực tiếp. Lời khuyên cho mọi trường hợp là thận trọng, chu đáo không ngừng học hỏi và chuyên nghiệp nhất có thể.

3. Lên kế hoạch công việc

Tổ chức những cuộc họp ngắn gọn và tập trung. Trừ khi kí hợp đồng, hãy bỏ những trăn trở câu chữ của bạn sang một bên để diễn đạt chính xác, đơn giản, dễ hiểu nhất.

Bạn hãy là người lập kế hoạch thông minh. Một kế hoạch chi tiết, hứa hẹn những hiệu quả sẽ khiến những người cộng sự hăng hái lên rất nhiều. Theo dõi tỉ mỉ tiến độ thực hiện kế hoạch và đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên dù có tin tưởng vào khả năng của mình đến mấy cũng vẫn nên và cần đưa ra bàn bạc trao đổi với tập thể. Nhưng lắng nghe ý kiến cũng phải biết chọn lọc. Hãy nhớ, bạn là sếp và bạn có quyền gạt bỏ những gì không phù hợp với kế hoạch chung.

Luôn tìm tòi những ý tưởng và tìm cách để thực thi nó. Đừng sợ thử nhưng hãy làm những việc lần đầu tốt như thực!

4. Phân bố nhân lực hợp lí

Muốn làm được điều này trước hết bạn hãy nắm rõ những nhân viên của mình. Chẳng ai có trí nhớ và sự phán đoán tuyệt vời cả vì thế hãy chăm chú lắng nghe để nắm bắt những đặc điểm - sở trường, điểm yếu, mức độ tích cực của từng nhân viên. Khi bạn thực sự nắm bắt được năng lực tổng hợp của mỗi nhân viên hãy phân công công việc hợp lí. Quản lí nhân viên theo đầu việc là một phương pháp hay nhưng hãy bổ sung thêm những phương pháp khác như: giám sát chéo, hợp tác chỉ đạo, phân công từng phần…

Những thói quen ghi chép những chi tiết nhỏ nhất về các nhân viên không chỉ giúp bạn nắm bắt năng lực mà còn thu phục được nhân tâm của họ.

5. Tạo nên không khí đua tranh tích cực

Hãy kiên trì một nguyên tắc cổ điển là "thưởng - phạt phân minh" nhưng tập trung vào việc làm sao thưởng hậu hết mức có thể và giảm thiểu chỉ trích luận tội vì chỉ trích và luận tội là những điều chỉ nên có ở toà án. Khi phân nhân viên thành những nhóm công tác nhỏ hơn hãy lập bảng theo dõi từng nhóm và nêu công khai tiến độ thực hiện mỗi nhóm. Hãy tạo điều kiện lao động ưu đãi cho những nhân viên tích cực của bạn để khiến cho mức độ chênh lệch đãi ngộ làm mọi người thêm ý thức về sự cần thiết phải cố gắng!

Chính bản thân bạn cũng hãy cố gắng không ngừng trên cương vị của mình, tránh tình trạng ngủ quên trên chiến thắng. Kinh nghiệm không phải là thời gian bao lâu bạn ở trên vị trí mà là cách bạn tận dụng mọi ưu thế có hiệu quả nhất để tránh tối đa những sai sót trên hành trình lãnh đạo.

“Tỉnh táo nhưng không tàn nhẫn, mềm mỏng nhưng không nhu nhược”, bạn sẽ dần dần tìm thấy nghệ thất lãnh đạo của riêng mình!

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay