5 giải pháp nghề nghiệp cho năm 2011
Lượt xem: 15,069
Nhiều người thường đặt ra những mục tiêu lớn cho năm mới như thăng chức hay tìm được một công việc mới. Tuy nhiên, những kế hoạch như vậy thường “ đổ bể” chỉ sau tháng đầu tiên của năm mới. Tracy Brisson, người sáng lập và CEO của công ty The Opportunities Project giải thích lí do: “ Bạn sẽ sớm nhận ra rằng mọi thứ không luôn trong vòng kiểm soát của mình”. Đồng thời, Brisson nói thêm rằng có nhiều mục tiêu dễ đạt được hơn và đóng góp không nhỏ vào thành công sự nghiệp như thêm nhiều người vào mạng lưới quan hệ hoặc mỗi tháng đọc một cuốn sách về kinh doanh…
Sara Sutton Fell, CEO của trang web Flexjobs.com, cũng đề nghị một số giải pháp dễ đạt được thay vì những mục tiêu xa vời. Cô nói: “ Điều quan trọng là chọn những mục tiêu trực tiếp liên quan giúp bạn thành công hơn trong công việc”.
Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia về các giải pháp cải thiện và phát triển sự nghiệp của bạn trong năm 2011:
“ Quảng bá” bản thân
Đối với Jasmin French, một người thành công với công ty mang tên mình J.Frech, hãy bắt đầu năm mới bằng việc củng cố thương hiệu cá nhân của bạn. French khuyên: “ Hãy xác định điều gì bạn làm trong 2010 có thể chuyển đổi giá trị tới sếp hoặc nhà tuyển dụng tiềm năng trong năm 2011. Sau đó, viết chúng thành một bài tổng quát về những điều bạn có thể làm tốt hơn nhân viên khác”.
French cũng đề nghị bạn nên cập nhật trên LinkedIn hay Facebook bất cứ bằng cấp bạn đạt được hoặc lớp học bạn tham gia, cũng như những thành tích liên quan. French nói: “ Hãy lập một tài khoản, tự quảng cáo bản thân và đừng coi đó là một việc xấu hổ”.
“Đánh bóng” những kĩ năng cứng
Victoria Ashford, một nhà lãnh đạo và chuyên gia nghề nghiệp của công ty Fearless Leading, đề nghị bạn quay lại trường học đề có thêm kiến thức, bằng cấp hay kĩ năng ngôn ngữ. “ Một khi bạn có kiến thức và kĩ năng, chúng sẽ là của bạn mãi mãi”, cô ấy nhấn mạnh. “ Các ngành nghề và môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng, do đó bạn phải bắt kịp chúng. Hãy chú tâm tới nền tảng kiến thức và nâng cấp hoặc cập nhật chúng ngay bây giờ.”
Củng cố những kĩ năng mềm
Ashford cảnh báo dù đạt được bằng cấp cao nhưng bạn không được xao lãng những kĩ năng mềm như ngôn ngữ cử chỉ, nghi thức kinh doanh, trách nhiệm cá nhân. Cô đưa ra lời khuyên: “ Hãy thành thục nghệ thuật giới thiệu bản thân, cách nói chuyện và phong thái chuyên nghiệp. Bạn cũng có thể hỏi người khác về cách bắt tay, kiểu cách khi ăn uống, cử chỉ…”
Một thống kê của trường Đại học Illinois, Mỹ cho thấy 55% ấn tượng đầu tiên bạn tạo nên dựa trên vẻ ngoài và ngôn ngữ cử chỉ. Và ấn tượng đầu tiên chỉ có một lần. French bổ sung: “ Nếu bạn muốn được biết tới như người chuyên nghiệp, hãy là thẳng quần, áo sơ mi và giũa móng tay”.
Làm việc tốt hơn với những người khác
Susan Bender Phelps, một người đào tạo và phát ngôn của công ty Odyssey Mentoring, khuyến khích nhân viên đối xử với mọi người làm việc cùng như với khách hàng. “ Mọi người bao gồm đội quản lí trong công ty, người giám sát và thậm chí đồng nghiệp cùng phòng. Hãy cung cấp dịch vụ tốt nhất cho họ”.
Bender Phelps nói rằng một điểm để bắt đầu là chân thành ca tụng và chúc mừng những người đóng góp cho sự thành công của nhóm/ công ty. Hãy đưa ra bằng chứng cụ thể bạn hiểu công việc của họ và sự khác biệt của họ trong công ty. Khi bạn thực hiện điều này một cách kiên định, bạn sẽ trở thành một người mà người khác muốn đi theo cho dù chức vụ của bạn không phải lãnh đạo.
Coi thất bại như một cơ hội
“ Hãy coi từng thất bại hoặc sai lầm như một cơ hội để học hỏi và lập kế hoạch cho tương lai”, Bender Phelps nhấn mạnh. Cô ấy đề nghị chú ý tới những điều bạn đang cố gắng đạt được, bạn làm gì để nó xảy ra, phân biệt cái gì đúng, cái gì sai. Bằng cách dành thời gian để xem xét thất bại một cách chủ động, bạn sẽ rút ra điều gì có thể làm tốt hơn và trong tương lai, nếu gặp phải tình huống hay dự án tương tự, bạn biết nên làm gì khác để thành công.”