5 lời khuyên cho các tân cử nhân

Lượt xem: 13,559

Hầu hết các sinh viên mới ra trường đều có chung những bỡ ngỡ khi tìm việc. Họ lo ngại về khả năng của bản thân, họ quá vồ vập khi được đề nghị một công việc hoặc họ không thể biết chính xác nghề mà họ muốn làm.

Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn định hướng cho sự nghiệp của mình:

1. Hãy chọn một công việc bạn yêu thích

Bạn nên chọn một công việc mà bạn cảm thấy mình thực sự có khả năng và bạn cũng đam mê với nó, không nên nhận lời bất cứ việc làm nào bạn tìm được.

Dựa vào những đánh giá của các thầy cô và những kiến thức đã học được ở trường để biết được loại công việc nào là phù hợp nhất với bạn. Ví dụ, những điều bạn thích và không thích ở một môi trường làm việc là gì? Bạn thích loại công việc nào: tự do hay trong khuôn khổ? Bạn thích làm việc xa nhà không?

2. Nếu bạn chưa tìm được việc làm cũng đừng nản chí

Có thể các bạn của bạn đã tìm được một công việc. Dù phù hợp với họ hay không thì họ cũng đã có việc làm còn bạn thì không, điều này khiến bạn luôn như “ngồi trên đống lửa” và đôi khi bạn thấy thất vọng về bản thân. Đó thực sự là suy nghĩ sai lầm và tiêu cực, thay vào đó bạn nên nhìn nhận vào tình hình hiện tại, tìm ra những điểm yếu trong quá trình tìm việc của bản thân để có cách khắc phục. Hoặc bạn cũng có thể cho bản thân một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi sau 4 năm học vất vả trước khi đi làm. Không nên quá nóng vội và “chạy theo xu hướng”.

3. Thông báo cho những người bạn quen biết rằng bạn đang tìm việc làm

Người ta thống kê rằng phần lớn các ứng viên biết được các thông tin tuyển dụng qua thông tin truyền miệng từ những người quen biết. Vì vậy bạn cần mở rộng càng nhiều mối quan hệ càng tốt, đặc biệt các mối quan hệ trong lĩnh vực ngành học của bạn. Đôi khi lợi thế giữa các ứng viên chỉ là thông tin và thời gian. Hãy cho tất cả những người bạn quen biết được rằng bạn vừa tốt nghiệp và đang muốn tìm kiếm một công việc.

4. Tạo dựng uy tín cho bản thân với công việc đầu tiên

Là một sinh viên mới ra trường, một nhân viên mới còn thiếu nhiều kinh nghiệm, bạn cần thể hiện rằng mình là một người có tinh thần làm việc chuyên nghiệp và nhiệt tình. Bạn hiểu rõ mọi nội quy chính thức cũng như nội quy “miệng” của công ty để chắc chắn không vi phạm. Đặc biệt, không bao giờ được làm phiền sếp về các vấn đề mà bản thân bạn chưa thực sự dốc sức tìm hiểu kỹ.

5. Đừng nghĩ rằng có việc làm nghĩa là “hết”

Rất nhiều các bạn sinh viên nghĩ rằng sau nhiều năm học đại học, giờ đây khi đã tìm được việc làm là ổn định và không cần học thêm gì nữa. Một quan niệm hết sức sai lầm và thiếu chí tiến thủ. Bạn nên nhớ rằng bạn còn cả một chặng đường sự nghiệp rất dài ở phía trước, nếu bạn không thường xuyên cập nhật các kiến thức mới cũng như củng cố các kỹ năng hiện tại thì việc phát triển trong nghề cũng như muốn thay đổi công việc là hết sức khó khăn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay