5 lời khuyên để viết CV Marketing hiệu quả
Lượt xem: 21,957
CV marketing
Khi nộp đơn vào vị trí marketing, bạn cần nhấn mạnh những hiểu biết của mình về lĩnh vực này, bất kể trước đây kinh nghiệm làm việc của bạn như thế nào. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn viết CV thuyết phục hơn khi ứng tuyển vào vị trí marketing.
Nhờ một ai đó không biết rõ về kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn duyệt trước CV
Hầu hết mọi người đều không nhận ra rằng họ dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Những từ ngữ này hoàn toàn xa lạ với những người “ngoại đạo”, chỉ những ai làm việc cùng lĩnh vực mới hiểu được những thuật ngữ này. CV càng đơn giản và rõ ràng, khả năng được mời phỏng vấn của bạn càng cao hơn.
Nhấn mạnh khả năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, nhiệt huyết và tính sáng tạo
Nhiều chuyên gia nhân sự khi phỏng vấn ứng viên tin rằng cách bạn ứng xử, làm việc, hay khả năng lãnh đạo ở môi trường cũ sẽ tiếp tục được thể hiện trong môi trường mới. Thể hiện niềm đam mê, truyền cảm hứng trên CV cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bởi môi trường làm việc sắp tới đòi hỏi bạn phải có sự tin tưởng và tình yêu đối với thương hiệu của mình. Bạn không nhất thiết phải từng làm trong những lĩnh vực đòi hỏi khả năng sáng tạo, chỉ cần chứng minh được mình có khả năng suy nghĩ độc lập, không theo lối mòn, cơ hội được nhận vào làm marketing sẽ cao hơn
Sử dụng thuật ngữ marketing trong thư tìm việc
Dù không nên dùng những thuật ngữ quá khó hiểu, bạn cũng nên chú ý đến những từ ngữ thường dùng của lĩnh vực này. Những từ ngữ như “nhu cầu khách hàng”, “các hình thức truyền thông” khiến bạn trở nên “quen thuộc” với lĩnh vực marketing hơn dù trước đây bạn là một chuyên viên ngân hàng.
Chú ý đến kết quả
Bất kể đã từng làm việc ở vị trí nào, hãy liệt kê những thành tích, đóng góp của bạn với công ty. Ví dụ, “tôi đã giúp công ty tiết kiệm được 5,000 USD ngân sách.” Điều này thể hiện bạn là người chú trọng đến kết quả công việc và có thể hoàn thành tốt bất cứ nhiệm vụ nào.
Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với hành vi người tiêu dùng
Có thể chuyên ngành của bạn là tâm lí học, văn hóa, hay nhân chủng học. Có thể bạn làm việc trong lĩnh vực sản xuất và luôn tìm tòi làm thế nào để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của bạn dễ dàng hơn. Hay khi làm việc trong ngành ngân hàng, bạn thích thú tìm hiểu cách thức khách hàng đầu tư. Dù kinh nghiệm làm việc trước đây là gì, hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện khả năng thấu hiểu hành vi người tiêu dùng trong đơn tìm việc.