5 nghề IT thịnh hành năm 2008

Lượt xem: 14,158
Công nghệ thông tin, viễn thông (IT) là lĩnh vực rất thịnh hành trong năm 2008, chỉ đứng sau lĩnh vực tài chính, ngân hàng và phát triển hạ tầng. Hiện nay, có 5 nghề thuộc ngành IT thu hút nhiều lao động, gồm kỹ sư phần mềm, kỹ sư kiểm tra chất lượng, kỹ sư hệ thống, quản trị mạng và lập trình viên.


Kỹ sư phần mềm

Dự kiến đến năm 2010, chỉ riêng ngành phần mềm Việt Nam sẽ cần 8.000 kỹ sư. Kỹ sư phần mềm sẽ triển khai các giải pháp, các sản phẩm phần mềm. Ngoài trình độ chuyên môn, các kỹ sư phần mềm cần có kiến thức về ngoại ngữ, tinh thần làm việc tập thể. Về thu nhập, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được so với một số ngành nghề khác là từ 1.000 - 1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800 - 900 USD hay 1.200 USD.

Kỹ sư kiểm tra chất lượng

Nghề kỹ sư kiểm tra chất lượng (Quality Control Engineer - QCE hay tester) đã khá phổ biến tại Việt Nam và có sức hút đặc biệt với giới nữ. Họ là người kiểm lỗi phần mềm, nghĩa là kiểm tra chất lượng phần mềm nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra của khách hàng trong quy trình sản xuất. Tester không nhất thiết phải là người có trình độ chuyên môn giỏi, chỉ cần thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình và có hiểu biết cơ bản về kiểm tra phần mềm. Ngoài ra, tester cần có thêm kỹ năng phân tích, thiết kế, lập trình và hiểu biết về các lĩnh vực ứng dụng khác nhau của phần mềm. Điều quan trọng không kém là trình độ tiếng Anh đủ để viết và đọc hiểu tài liệu chuyên ngành. Mức lương của các tester thường dao động từ 400 - 700 USD/tháng. Thậm chí với những người có tay nghề, mức lương có thể dao động lên đến 1.000 USD/ tháng.

Kỹ sư hệ thống

Công việc của kỹ sư hệ thống là thiết kế, triển khai, bảo trì các hệ thống mạng. Người làm công việc này cần thành thạo ngôn ngữ lập trình, thành thạo các cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, có khả năng làm việc với các hệ thống, phân tích, thiết kế hệ thống, nắm vững các quy trình phần mềm. Mức lương đối với kỹ sư hệ thống cũng có thể dao động từ 500 - 1.000 USD/tháng.

Quản trị mạng

Người làm quản trị mạng có nhiệm vụ thiết lập các thông số mạng, thiết lập hệ thống mạng, duy trì hiệu suất vận hành mạng. Để trở thành một nhân viên quản trị mạng, bạn cần phải học qua về mạng như: mạng nội bộ (LAN) và diện rộng (WAN), hiểu các layer và các protocols, hệ điều hành. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm sơ về ngôn ngữ lập trình hệ thống. Người làm quản trị mạng cần có khả năng giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, chiến lược. Người làm quản trị mạng có mức lương bình quân từ 400 - 700 USD/tháng. Với những người có trình độ chuyên môn cao, mức lương có thể lên đến 1.000 - 1.200 USD/tháng.

Lập trình viên

Lập trình viên là người làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình. Tại Việt Nam, nghề lập trình đòi hỏi sự sáng tạo cũng như các kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hoặc cách tiếp cận công nghệ mới khi gặp những framework thiết kế chưa kỹ hoặc công nghệ thay đổi. Hiện mức lương trung bình đối với lập trình viên mới ra trường từ 300 - 500 USD/tháng. Với những chuyên gia, mức lương này lên đến hàng ngàn USD.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay