5 sai lầm lớn của sinh viên mới ra trường

Lượt xem: 16,558

 

 

Thật vui mừng vì sau mấy năm chăm chỉ học hành trên giảng đường đại học thì nay bạn đã tốt nghiệp. Tuy nhiên, lúc này mới thực sự là lúc các bạn bước vào đời. Sẽ có không ít những khó khăn khi đi xin việc. Và lúc này, các bạn thường mắc vào một số những sai lầm phổ biến khiến cho cơ hội việc làm trở nên hẹo hơn. Những sai lầm đó là gì? Hiếu Học xin liệt kê ra đây để các bạn tránh vấp phải.

1. Nhờ cha mẹ gây ảnh hưởng với nhà tuyển dụng

Thời buổi “Con ông cháu cha” cũng dần hết rồi, đặc biệt đối với những công việc tiềm năng. Nếu cha mẹ bạn thường xuyên can thiệp vào mọi khía cạnh trong đời sống của bạn thì lúc này, khi bạn đang tìm việc làm chính là lúc họ nên dừng sự can thiệp đó lại. Các chuyên gia tuyển dụng thường nói rằng: “Chúng tôi sẽ đánh giá bạn là người chưa trưởng thành và không chuyên nghiệp vì bạn đã phải nhờ cậy đến sự giúp đỡ của cha mẹ.”

2. Sai lầm trong sử dụng mạng xã hội

Một số sinh viên bày tỏ thái độ không tốt đối với một công việc, một công ty hay một nhân vật nào đó mà họ không ưa trên blog hoặc forum của mình. Điều này khá nguy hiểm vì nhà tuyển dụng sẽ sử dụng Google để tìm kiếm thông tin về bạn. Một xu hướng tuyển dụng đang diễn ra đặc biệt trong các công ty làm việc online nhiều là họ sẽ kiểm tra blog và các forum mà ứng viên hay tham gia để kiểm tra xem thái độ, văn hóa của ứng viên như thế nào. Tốt nhất là bạn nên chắc chắn là những thông tin trên mạng có liên quan đến bạn đừng xúc phạm, động chạm đến ai.

3. Không biết cách tìm việc thông qua người quen

Giám đốc một công ty tuyển dụng uy tín nói: “Nhiều khi, bạn không nghĩ tới kết quả mà những mối quan hệ của bạn có thể đem lại. Nếu bạn ngồi xuống và viết một danh sách những người mà bạn biết, bạn sẽ nhận ra mạng lưới quan hệ xã hội của bạn thật rộng lớn. Và những người trong mạng lưới đó lại có mạng lưới của riêng họ.” Do vậy, bạn nên để mọi người biết là bạn đang tìm việc và công việc mà bạn mong muốn. Sau đó, bạn nên sử dụng bất kỳ thông tin tuyển dụng nào mà mạng lưới quan hệ của bạn cung cấp. Có thể một người trong mạng lưới xã hội của bạn sẽ giúp bạn có được một công việc như ý.

4. Không biết nói “Cảm ơn” khi được giúp đỡ

Viết một email ngắn để cảm ơn người đã giúp đỡ mình không phải là một việc khó khăn. Thế nhưng, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp chưa làm được điều này. Nó sẽ đánh mất đi cảm tình từ phía họ đối với bạn.

5. Sử dụng ngôn từ chưa đúng cách

Ngôn ngữ thể hiện rất nhiều văn hóa của người nói. Một số nhà tuyển dụng cho biết, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp thậm chí sử dụng tiếng lóng khi nói chuyện với họ. Nếu nhà tuyển dụng gọi điện cho bạn khi bạn đang ở một nơi mà việc nói chuyện qua điện thoại gặp khó khăn, chẳng hạn khi bạn đang đi trên đường hay ở trong sân vận động, tốt nhất bạn nên xin lỗi và hẹn gọi lại họ vài phút sau để có thời gian đi tới một địa điểm thích hợp. Khi nói chuyện hay khi email, viết đơn, thư xin việc bạn hãy sử dụng lối hành văn mạch lạc, sử dụng từ ngữ tích cực, mang tính chủ động…Ngoài ra, bạn nên có thái độ bình tĩnh, lịch sự và vui vẻ của một người trưởng thành khi trò chuyện.

 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay