5 "ưu điểm" cấu thành một CEO vĩ đại
Lượt xem: 13,9411. Sự thấu hiểu
Người đứng đầu cả công ty là người hiểu biết rõ giá trị của bản thân và họ biết họ thiên về lập trường nào. Họ được mọi người tin tưởng, yêu cầu giải quyết những vấn đề khó khăn trong công việc và trong cuộc sống. Mọi người trân trọng những ý kiến của họ và tìm kiếm ở họ sự học hỏi. Một người đứng đầu công ty là một người rất hoàn thiện. Họ có thể chịu đựng những thất bại và sự chán nãn một cánh bình thản hơn và đem đến cho mọi người lòng tin từ những thành tựu của họ. Họ không la hét, ra lệnh hay đòi hỏi những thứ mà họ cần. Họ không phân biệt địa vị hay sức mạnh của các tổ chức, mà họ quan tâm đến lợi ích và sức khỏe của tất cả nhân viên trong công ty. Họ là những người đáng tin cậy bởi vì họ luôn trung thực, công bằng và giành được sự tín nhiệm của mọi người. Họ quan tâm đến gia đình, và họ biết con người quan trọng hơn tiền bạc, của cải.
Một CEO vĩ đại luôn tìm kiếm những thông tin phản hồi. Họ muốn biết làm thế nào để mọi người hiểu họ cũng như để hoàn thiện bản thân họ hơn. Họ luôn muốn có những thông tin phản hồi về công ty từ phía nhân viên của họ, và họ sử dụng những thông tin ấy như là một điểm trọng tâm để bắt đầu tạo ra các cuộc thảo luận và làm cho mọi thứ tốt hơn.
2. Tài xoay xở
Một CEO vĩ đại dường như có một nguồn sinh lực vô hạn. Họ làm việc với niềm hăng say nhất. Thậm chí cả những khi họ không thích, họ tìm kiếm mọi phương cách để cải tiến và luôn trong tư thế sẵn sàng thực hiện. Họ luôn chăm sóc tốt cho bản thân và lấp đầy những cảm xúc để thực hiện những điều mà họ có thể đem đến cho công ty và nhân viên của họ. Họ cho đi nhiều hơn những gì mà họ làm hàng ngày. Họ không biết đến hai chữ đầu hàng, nếu sự cản trở quá cao, họ lùi lại và tìm kiếm lối đi khác. Họ không khiển trách, nhưng họ tìm kiếm những lời giải thích về những vấn đề đó, những vấn đề mà sẽ ít có khả năng xảy ra lại.
3. Dũng khí
Người lãnh đạo cao nhất công ty là những người có sức làm việc dẻo dai nhất thế giới. Không có vấn đề nào làm họ yếu lòng thậm chí phải cứng rắn hơn để giữ cho công việc của họ luôn duy trì và phát triển. Một CEO phải biết quyết định việc tồn tại bằng cách nào và làm như thế nào là luôn luôn đúng. Chỉ có lòng can đảm và tràn đầy sinh lực mới làm bùng cháy lên ngọn lửa hăng hái kinh doanh cho tất cả nhân viên trong công ty. Dù họ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhưng họ không muốn thế, họ còn có nhiều thứ để cần phải đạt được bởi họ chưa khai thác hết những khả năng tiềm tàng trong con người họ.
4. Sẵn sàng mạo hiểm
Một CEO vĩ đại thì không sợ phải đối mặt với những khó khăn. Họ luôn luôn có một kế hoạch hỗ trợ, là một kế hoạch đã được phát thảo để dự trù cho trường hợp xấu nhất xảy ra với công ty. Kế hoạnh này vạch ra với những câu hỏi như: Sẽ làm gì nếu công nghệ sản xuất đầy kinh nghiệm của bạn bất ngờ bị đình trệ? Sẽ làm gì nếu sự điều chỉnh của chính quyền mới làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn? Sẽ làm gì nếu bạn đánh mất 50% khách hàng trong việc buôn bán của bạn? Chuẩn bị cho bản thân và cho công ty của bạn những gì về các tình huống có thể xảy ra đó, và sự khác biệt giữa sức chịu đựng của một năm, hai năm hay sự phá sản hoàn toàn?
Nếu bạn là một nhà doanh nghiệp có 20 năm trong nghề, thì những trường hợp tồi tệ ấy hầu như đều xảy ra ít nhất một lần. Chiếc chìa khóa để vượt qua những trở ngại ấy là luôn trong tư thế sẵn sàng mạo hiểm và ngay lập tức hành động để giảm bớt những thiệt hại.
5. Sự tiên đoán
Dường như mỗi CEO đều có một cái nhìn huyền bí về khả năng dự báo cho tương lai. Có lẽ họ có sự thấu hiểu khác thường từ bên trong về cách nhìn nhận thị trường, và may mắn là họ có sự nhìn nhận tốt. Ngoài ra, họ luôn chuẩn bị tạo ra những vận may cho bản thân bởi việc trau dồi một khả năng nhìn thấy được những cơ hội cho công ty, và tạo ra các mối quan hệ để biến cơ hội đó thành hiện thực. Có những sự việc họ có thể đoán trước được, nhờ vậy mà họ biết cách hành động và vượt qua ngay cả những sự việc khó khăn nhất. Họ rèn luyện và duy trì khả năng ấy để xây dựng một công ty luôn đi trên sự thành công.
Một CEO vĩ đại cũng phải liên tục phát triển, đổi mới những sản phẩm để xây dựng thêm và giữ lại một lượng khách hàng cố định. Sự tiên đoán cũng là một khả năng nhìn nhận, tuyển dụng nhân viên và giữ lại những nhân viên có năng lực. Mỗi công ty đều phải phát triển một nguồn kinh doanh vững chắc ngay cả những lúc nền kinh tế thuận lợi hay gặp phải những khó khăn.