50.000USD/tháng, bạn có làm không?
Lượt xem: 15,087Đừng vội vàng hoa mắt và đưa ra câu trả lời với "những lời đề nghị ngọt ngào" như thế này. Hãy biết cân nhắc, biết tính toán giá trị đích thực của mình để "câu kéo" một mức lương cao hơn trong quá trình đàm phán nâng lương.
Trong quá trình đàm phán lương với sếp, nói hay không nói hai từ có thể làm bạn mất hay được hàng nghìn USD. Một nguyên tắc quan trọng là ngay khi sếp đưa ra mức lương đầu tiên trong đàm phán, đừng vội đưa ra hai từ "OK". Phải biết lưỡng lự và hướng tới mức lương cao hơn từ ông chủ.
Bao nhiêu mới đủ?
Đàm phán lương là một kỹ năng quan trọng mà không phải ai cũng có được. Chính vì vậy, Jack Chapman, tác giả cuốn sách: "Đàm phán lương: Làm thế nào có được 1000 USD trong một phút", đã đưa ra rất nhiều lời khuyên cho các ứng viên. Theo đó, các ứng cử viên cần phải tính toán mức độ công việc có tương ứng với tiền lương hay không trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong giao tiếp thông thường, ngập ngừng thường không được đánh giá tốt. Tuy nhiên trong đàm phán lương, ngập ngừng lại là một chiến lược hoàn toàn đúng đắn. Trên nguyên tắc đó, nếu nhà tuyển dụng đưa ra mức lương 50.000USD, một ứng cử viên thông minh sẽ biết cân nhắc lại con số này, nhắc lại nó bằng lời, rồi che giấu sự tính toán nhanh trong đầu bằng những tiếng "Hummmm...".
Trong tình huống này, thông thường nhà tuyển dụng hay chờ đợi câu trả lời của bạn hoặc hỏi bạn nghĩ gì về mức lương này. Và trước thái độ ngập ngừng của bạn, thậm chí họ còn có thể đưa ra một mức lương cao hơn nữa, tất nhiên họ phải nhận thấy bạn xứng đáng với mức lương ngất ngưởng này.
Ngập ngừng - chiến lược căn bản trong đàm phán
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự ngập ngừng trong tình huống này cho người đối diện thấy bạn không hề bị ngợp trước mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra. Đây cũng là khoảng thời gian bạn nên tận dụng để cân nhắc sự tương quan giữa năng lực và mức lương mà họ đưa ra cho bạn.
Nếu bạn đang làm rất tốt công việc của mình, bạn nên biết chính xác bạn xứng đáng được trả bao nhiêu. Hãy nói với nhà tuyển dụng, bạn đã nghiên cứu và biết được đúng giá trị của mình.
Trong trường hợp tiền lương mà đối tác đưa ra đúng với mong muốn của mình, đừng chần chừ, hãy chấp thuận nó một cách vui vẻ. Hầu hết các ông chủ đều rất vui lòng với cử chỉ này. Bằng cách này, bạn có thể cho ông chủ tương lai thấy được ở bạn sự tin tưởng, lòng nhiệt tình và sự hết lòng đối với công việc, công ty.
Nhưng trong trường hợp bạn chưa có sự suy xét kỹ lưỡng, hãy cân nhắc cẩn trọng. Câu trả lời thích hợp trong trường hợp này là: "Được, tôi nghĩ đó là một mức lương phù hợp. Nhưng trước khi đưa ra quyết định tôi muốn biết...".
Nếu sau đó bạn cảm thấy với công việc như thế và tiền lương như thế là thích hợp, bạn có thể chấp nhận ở mức lương đó. Nhưng nếu bạn chưa sẵn sàng, bạn có thể xin phép nhà tuyển dụng lùi lại thời điểm trả lời vào ngày hôm sau kèm theo lời hứa, sẽ gọi lại trong thời gian sớm nhất có thể.
Nếu bạn đã từng bán một chiếc ô tô hay một đồ vật tương tự, bạn có thể gặp tình huống như sau: Giả dụ: Bạn ra giá chiếc xe 6000USD. Ai đó đến rồi đi. Một lát sau, anh ta quay lại và nói rằng sẽ mua nó với giá 6000USD. Bây giờ bạn cảm thấy tiếc vì bạn nghĩ rằng mình ra giá như thế là quá rẻ.
Nhưng nếu anh ta quay trở lại và nói chỉ lấy nó với giá 55000USD, bạn không đồng ý, và nói: Phải ít nhất 6000USD bạn mới bán. Cò cưa mãi rồi anh chàng cũng chấp nhận mức giá bạn đưa ra.
Như vậy trong cả hai trường hợp, bạn đều bán ô tô của mình với giá 60000USD. Nhưng trong trường hợp đầu, bạn cảm thấy mình bị hớ, còn trường hợp thứ hai bạn lại cảm thấy mình bán được giá. Trường hợp này cũng xảy ra tương tự khi bạn đàm phán nâng lương.
Nguyên tắc khi đàm phán lương
Để đối phó với tất cả những "cái bẫy" của nhà tuyển dụng, Chapman cũng đã đưa ra hàng loạt các nguyên tắc khi đàm phán lương.
Nguyên tắc đầu tiên: Đừng vội vàng ra giá trước khi nhà tuyển dụng biết rõ về bạn. Thông thường, ai cũng sẵn sàng trả giá cao hơn mức thông thường cho những thứ mà họ thực sự muốn. Nếu công ty nhận thấy bạn đáp ứng đủ yêu cầu và họ cảm thấy thích bạn, họ sẵn sàng đưa ra mức giá cao, miễn là bạn đừng ra giá quá sớm.
Nguyên tắc thứ hai: Nếu nhà tuyển dụng bắt đầu quá trình phỏng vấn bằng câu hỏi: "Bạn muốn nhận bao nhiêu tiền lương một tháng?", bạn đừng vội đưa ra ngay mức giá bạn muốn. Hãy lưỡng lự và chần chừ với câu trả lời: "Chúng ta có thể nói về vấn đề này sau khi tôi biết được cụ thể công việc của mình được không?".
Nguyên tắc thứ 3: Trong trường hợp nhà tuyển dụng nói trước công việc và trách nhiệm của bạn, sau đó muốn biết bạn đòi hỏi mức lương bao nhiêu. Bạn có thể im lặng một lúc và nói: "Tôi muốn biết cụ thể hơn nữa về công việc này". Hoặc: "Theo anh (chị) ở vị trí đó mức lương của tôi là bao nhiêu thì phù hợp?
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Đông Tây Land Tuyển Dụng | Tuyển Nhân Viên Giao Hàng Tiết Kiệm | Boshop Tuyển Dụng | coopmart sóc trăng tuyển dụng | coopmart tuyển dụng | công ty canon quế võ bắc ninh tuyển dụng | tuyển dụng long xuyên | kizuna 3 tuyển dụng | part time online | việc làm khu công nghiệp điện nam điện ngọc