6 cách tìm được công việc hoàn hảo
Lượt xem: 13,441"Hãy coi các nhà tuyển dụng là những khách hàng và công việc của bạn là thoả mãn những yêu cầu của "khách hàng" đặc biệt này."
Bất kể bạn yêu thích vị trí của vị trưởng phòng, hay đơn giản bạn đang chán công việc hiện tại của mình, đừng bao giờ biến việc tìm kiếm công việc mới chỉ là một việc bình thường, không mục tiêu và không có một kế hoạch rõ ràng. Theo như tiến sĩ William Bridges, tìm một công việc cũng giống như lên kế hoạch cho một dự án kinh doanh, cần có những bước tiến quan trọng và khách hàng của bạn chính là những nhà tuyển dụng.
Dưới đây là 6 lời khuyên giúp bạn tìm được tìm được một công việc hoàn hảo.
1. Xác định rõ D.A.T.A
Để tìm được một công việc ưng ý, trước hết bạn phải hiểu mình thích hợp với vị trí nào, không nên áp đặt công việc đó thích hợp với bạn như thế nào. Để biết được điều này bạn cần phải xác định và hiểu rõ mong muốn (Desires), khả năng (Abilities), tính khí (Temparaments), thế mạnh (Assets) của bạn, sau đó viết nó lên thành một kế hoặc cụ thể.
2. Tìm kiếm "thị trường"
Tìm kiếm các thị trường mà D.A.T.A của bạn thấy phù hợp nhất và có thể làm việc tốt nhất. Hãy tìm hiểu yêu cầu và công việc bạn phải làm trong công ty, các vấn đề khó khăn mà bạn có thể gặp phải và liệu bạn có thể giải quyết được hay không. Đừng suy nghĩ như một người đang tìm việc, hãy suy nghĩ như một người quan sát viên, tìm hiểu xem với một thị trường như vậy cần phải làm những gì.
3. Tạo ra "sản phẩm"
Bridges định nghĩa sản phẩm ở đây là giải quyết vấn đề của khách hàng, đem lại lợi ích cho khách hàng hoặc bổ sung những giá trị mới. Xem xét lại D.A.T.A của bạn, các yêu cầu về thị trường mà bạn biết rõ. Nơi chúng gặp nhau chính là nơi bạn có thể tạo ra "sản phẩm". Hãy đảm bảo "sản phẩm" đó phản ánh mong muốn của bạn, đúng khả năng của bạn, phù hợp với tính khí và phát triển những thế mạnh của bạn.
4. Nắm rõ yêu cầu của "khách hàng"
Hãy coi các nhà tuyển dụng là những khách hàng và công việc của bạn là thoả mãn những yêu cầu của "khách hàng" đặc biệt này. Vị khách này là ai? Cái anh ta cần là gì? Khách hàng của vị khách này là những ai? Vị khách này nầy cần gì để thoả mãn khách hàng của anh ta? Liệu bạn có thể giúp vị khách này thoả mãn những yêu cầu mà khách hàng của anh ta cần không?
5. Hành động
Bạn đưa ra những ý kiến giải quyết các vấn đề và tận dụng các khả năng như thế nào? Những ý tưởng này hay hơn những ý tưởng khác như thế nào? Tại sao khách hàng nên lắng nghe bạn? Hãy biến công việc của bạn trở thành một câu chuyện kinh doanh, bạn thêm vào đó những yêu tố giúp chúng thực hơn và hợp lý hơn.
6. Phát triển "tổ chức"
Nên nhớ bạn không phải là nhân viên của bất cứ ai. Bạn là giám đốc doanh nghiệp của bạn. Chỉ cần đảm bảo, bạn thoả mãn những nhu cầu của khách hàng và tiếp tục sự nghiệp "kinh doanh của bạn", học các kỹ năng về marketing, phát triển sản phẩm, điều hành, dịch vụ khách hàng, kinh doanh, quản lý thông tin, thời gian và lên kế hoạch, chắc chắn bạn sẽ thành công.