6 lỗi lầm tưởng chừng vô hại có thể khiến bạn bị sa thải

Lượt xem: 21,726

Bạn có từng nghe nói rằng những nhân viên giỏi, chăm chỉ đôi khi cũng bị sa thải? Đó là sự thật. Và bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi biết việc ra đi này xuất phát từ những sai lầm tưởng chừng nhỏ nhặt. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về 6 lỗi phổ biến, có vẻ rất “ngây thơ” nhưng lại là nguyên nhân mang đến hậu quả thực sự nghiêm trọng nhé!

Hứa nhiều làm ít

Khi chấp nhận công việc nghĩa là bạn đã thực hiện một lời hứa ngụ ý. Bạn ngầm cam kết rằng mình có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Cho nên, rất đáng lo lắng nếu đã biết mình không thể đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu cơ bản mà bạn vẫn nhận việc. Ngay cả khi bạn có trình độ, việc báo cáo với sếp rằng mình đang tiến bộ rất nhiều trong khi không mang về thành công hoặc đảm bảo thời hạn công việc cam kết sẽ khiến bạn trông rất tệ. Đừng ngạc nhiên nếu ngày nào đó bạn bị sa thải với lý do “không thể làm được những điều đã nói”.

Tiêu cực

Bạn được thuê để giúp đỡ sếp và khiến mọi việc dễ dàng hơn, chứ không phải làm nó khó khăn hơn. Những người liên tục lan truyền sự tiêu cực khắp nơi trong tổ chức, chẳng hạn như phàn nàn về đồng nghiệp, không ngừng than vãn là nhiệm vụ quá nhiều, trách nhiệm quá lớn, hay từ chối rằng “đây không phải việc của tôi”, thường khiến mọi vấn đề với người khác trở nên phức tạp. Cần nhớ rằng, những ai khiến cuộc sống của sếp khó khăn, phiền phức hơn thường sẽ phải ra đi đầu tiên.

Gạ gẫm/ Chèo kéo

Bạn gửi email mời đồng nghiệp đến buổi tiệc gây quỹ từ thiện của một người họ hàng, hay chia sẻ thông báo vận động ủng hộ xây dựng thư viện cho trường học của con bạn vào kênh thông tin nội bộ của công ty, những việc này đều có nguy cơ khiến bạn vi phạm chính sách công ty. Đừng cho rằng bạn hoàn toàn trong sáng, bởi chỉ đang cố giúp đỡ người khác thực hiện kế hoạch. Trong vài trường hợp, loại vi phạm chính sách này chính là điều mà các quản lý sẽ sử dụng để “chụp mũ” khi họ không hài lòng với tác phong hoặc hiệu suất làm việc của bạn.

Thiếu trí tuệ cảm xúc

Mọi người đều biết rằng chúng ta có thể bị “đẩy khỏi chiếc thuyền” do không thể hay không sẵn lòng đối tốt với các thành viên khác. Nhưng điểm mấu chốt, người thực sự sẽ thất bạilà người không biết cất giữ cảm xúc, ví như khi chơi Poker mà bài tốt hay xấu đều đã vẽ trọn trên gương mặt. Nếu bất cứ ai cũng biết khi nào bạn chán nản, lúc nào bạn cáu giận, hoặc có thể lập tức chỉ ra rằng bạn nghĩ câu nói của đồng nghiệp rất ngu ngốc, nghĩa là bạn đã bị bắt thóp.

Sự bộc phát cảm xúc, coi thường người xung quanh, khiến đồng nghiệp phải im lặng khi họ đang nói, hoặc đơn giản là cư xử như một kẻ ngốc bị thiếu hụt trí tuệ cảm xúc sẽ khiến bạn phải sớm tiếp tục quay lại hành trình tìm việc mới.

Lạm dụng tài nguyên hoặc sử dụng tài sản công ty sai mục đích

Có nhiều người không suy nghĩ thấu đáo khi tự ý lấy giấy in của công ty mang về nhà sử dụng hoặc gọi dịch vụ chuyển phát nhanh mà công ty trả tiền để gửi gấp một món quà cho bạn bè. Trong khi đó, với người sử dụng lao động, điều này là ăn cắp. Biển thủ hoặc lạm dụng tài nguyên của công ty là hành vi phạm tội khá nghiêm trọng, ngay cả khi vật dụng hoặc số tiền bạn lấy đi trị giá rất nhỏ. Bị bắt quả tang khi đang thực hiện điều này có thể là cái cớ rất tốt để sếp sa thải bạn. Một người sẽ dễ dàng bị sa thải khi công ty chứng minh được rằng đạo đức họ có vấn đề (vì thường lấy cắp vặt, cố ý chiếm đoạt của công, sử dụng tài sản cho mục đích riêng…) mặc dù vẫn hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Phát biểu nhân danh công ty

Không chỉ nhắc đến việc gửi thông cáo báo chí trái phép hay mạo hiểm đăng tải nội dung không phù hợp lên các kênh phát ngôn chính thức của công ty như website, Facebook, LinkedIn, bởi vì hầu hết mọi người đều biết hành vi này sẽ khiến bị sa thải. Chúng ta đang nhấn mạnh trường hợp bạn tự ý trả lời phỏng vấn, chia sẻ thông tin với báo chí nhân danh công ty dù không được cử đi, nhận mình là nhân viên công ty và phát biểu trên các kênh trực tuyến như thể đó là quan điểm hay thông báo chính thức của công ty, hoặc lợi dụng chức vụ, mặc đồng phục, sử dụng thẻ nhân viên/giấy giới thiệu của công ty để phát đi các thông tin chưa được công ty kiểm duyệt.

Dù bạn cố ý hay vô tình, tất cả những điều này dễ tạo ra nhận thức rằng bạn có thể nói như một đại diện công ty, và điều này thực sự nguy hiểm. Đôi khi một câu lỡ lời của cá nhân, không chủ đích thay mặt công ty, nhưng có thể gây ra khủng hoảng truyền thông hay khiến giá trị thương hiệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, hãy thận trọng lời nói để không bao giờ vô tình trở thành “tội đồ” của công ty và đẩy bản thân rơi vào tình huống bị sa thải nhé!

Khá nhiều nhân viên vẫn mắc sai lầm khi tin rằng họ chỉ mất việc khi gây ra các lỗi lớn như nói xấu sếp, quấy rối đồng nghiệp. Thực tế cho thấy các diễn biến không quá kịch tính như vậy. Bạn có thể bị sa thải bởi những lý do kỳ lạ khó ngờ khác, đơn cử như 6 sai lầm chủ quan hoặc hành động ngớ ngẩn kế trên.

Từ hôm nay, hãy bỏ ngay các thói xấu cũng như các hành động tưởng chừng vô hại nhưng lại là cách ngớ ngẩn nhất khiến bạn mất việc. Có thể bắt đầu bằng cách chấm dứt một vấn nạn phổ biến tại hầu hết các văn phòng: sử dụng internet công ty để tán gẫu, buôn chuyện hoặc lên Facebook “chém gió” trong suốt thời gian làm việc. Kiểm soát được các lỗi nhỏ sẽ giúp bạn ngày một hoàn thiện hơn, làm việc lớn theo cách chuyên nghiệp hơn và trở thành người nhân viên mà công ty không bao giờ muốn đánh mất.

Hãy chia sẻ thêm câu chuyện riêng của bạn với CareerViet.vn vào phần bình luận bên dưới, và tất cả chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm bổ ích lẫn nhau nhé!

Nguồn hình: Freepik

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Highland tuyển dụng | ACB tuyển dụng | Nhân viên bán hàng | công việc trực page tại nhà | tuyển dụng co op mart | tuyển lái xe hải dương | tuyển nhân viên kho tại hà nội | tìm việc làm tại quế võ bắc ninh | vinpearl nha trang tuyển dụng | katinat tuyển dụng

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay