6 thói quen xấu khiến đồng nghiệp không tin

Lượt xem: 13,240

Nên nhớ rằng không có điều gì làm mất lòng tin hơn là sự dối trá. Kể cả những lời nói dối tưởng chừng mang mục đích cao thượng, nhưng xét cho cùng vẫn phá vỡ sự tin cậy...

1. Không giữ đúng lời hứa hoàn thành những công việc nhất định. Nếu bạn không kịp làm việc gì đó, hãy thông báo cho đồng nghiệp biết về nguyên nhân và sự thay đổi trong kế hoạch.

2. Trả lời điện thoại một cách cục cằn, cáu kỉnh. Điều này chứng tỏ bạn không tôn trọng người bên kia đầu dây. Nếu bạn quá bận, cần nhắn tin giải thích, rồi sau đó gọi điện để nói chuyện bình tĩnh hơn.

3. Không trả lời thư điện tử. Bạn đừng tưởng cứ “ỉm đi” là sau này có thể biện bạch nào thư bị lạc, nào chương trình trục trặc. Thái độ tắc trách của bạn hoàn toàn có thể bị phát hiện, và thử hỏi làm sao bạn còn được đồng nghiệp tin cậy?

4. Không chịu nhận khuyết điểm. Điều này có nghĩa là bạn cố tình trốn tránh trách nhiệm, không dũng cảm sửa sai và bướng bỉnh một cách vô lý.

5. Không giúp đỡ đồng nghiệp vào những giây phút khó khăn. Ai cũng có những tình huống gấp, chẳng hạn như phải soạn thảo gấp một bản hợp đồng gửi cho đối tác nước ngoài, nhưng mắc gặp lúc phải đưa vợ tới nhà hộ sinh, hay cần gửi một bản fax trong khi lại đang ở ngoài văn phòng. Nếu bạn cứ “mũ ni che tai”, mặc kệ thiên hạ, hỏi rằng sau đó còn đồng nghiệp nào muốn hợp tác với bạn nữa?

6. Lừa dối người khác. Nên nhớ rằng không có điều gì làm mất lòng tin hơn là sự dối trá. Kể cả những lời nói dối tưởng chừng mang mục đích cao thượng, nhưng xét cho cùng vẫn phá vỡ sự tin cậy

Bài viết khác

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội vã hơn, suy nghĩ cũng căng thẳng hơn. Sếp vừa trao quyền cho tôi thử sức ở mảng mà tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trước đó. Tôi vừa háo hức, vừa có chút áp lực. Rồi chợt nhớ lại những ngày đầu tiên đi làm, khi chính mình cũng từng bỡ ngỡ, cũng từng lao vào thử thách mà chẳng biết phía trước là gì. Nghĩ lại mà vừa hồi hộp, vừa biết ơn.

Xem thêm

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay