7 bí quyết của nhà lãnh đạo truyền cảm (phần 1)

Lượt xem: 14,369
Muốn truyền cảm hứng cho nhân viên, cho các nhà đầu tư, khách hàng...người lãnh đạo phải có những bí quyết riêng. Những kỹ thuật dưới đây được Carmine Gallo - một nhà huấn luyện trong lĩnh vực truyền thông đồng thời là một nhà báo từng giành giải Emmy phát hiện ra.


1. Luôn thể hiện sự nhiệt tình

Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho người khác luôn giàu lòng đam mê với những gì họ làm. Muốn truyền cảm hứng cho người khác, trước hết bạn phải truyền cảm hứng cho chính mình đã. Niềm đam mê là một thứ gì đó không thể dạy được. Hoặc là bạn có niềm đam mê với chính thông điệp của bạn hoặc là không. Khi bạn khám phá ra niềm đam mê của mình, hãy chắc chắn rằng mọi người hiểu rõ niềm đam mê đó.

Richard Tait đã đưa ra ý tưởng về việc sử dụng bỉm cho trẻ em trong các chuyến bay, đó là một ý tưởng mang những phút giây vui vẻ cho các gia đình và những người bạn. Lòng nhiệt tình của ông đã nhanh chóng lan truyền sang những người khác. Bằng chứng là ông đã thuyết phục các đối tác, nhân viên, và cả các nhà đầu tư cùng tham gia kinh doanh với ông. Ông đã sáng lập ra công ty chuyên kinh doanh đồ chơi và trò chơi Cranium năm 1998 và đã rất thành công cho tới ngày nay. Tất cả chỉ bắt đầu với niềm đam mê của một con người.

2. Đưa ra một kế hoạch hành động có tính thuyết phục

Nhà lãnh đạo có khả năng thuyết phục người khác luôn biết cách đưa ra và truyền đi một định hướng cụ thể, thích hợp, và dễ nhớ. Một mục tiêu kiểu như “Chúng ta dự định sẽ tăng gấp đôi doanh thu trong năm tới” không hề có khả năng truyền cảm hứng cho những người thực hiện nó. Những bản báo cáo đặt ra các nhiệm vụ cần thực hiện trong tương lai dài dòng, khó nhớ rất dễ bị chôn vùi đâu đó trong ngăn bàn hoặc hộc tủ. Một định hướng ngắn gọn (thường khoảng 10 chữ hoặc ít hơn), mô tả sinh động và sâu sắc về “hình hài” của thế giới khi sản phẩm hay dịch vụ của bạn thành công sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Giám đốc điều hành hãng Microsoft - ông Steve Ballmer đã nói như vậy chỉ một thời gian ngắn sau khi ông làm việc cho công ty. Bill Gates và cha của ông đã cùng Ballmer ăn tối và nói rằng Ballmer đã đưa ra kế hoạch hành động hoàn toàn sai lầm. Sau đó họ đã sửa sai với định hướng sẽ đặt máy tính lên từng chiếc bàn làm việc, trong từng gia đình. Và định hướng đó - một máy tính trên mỗi bàn làm việc, trong từng ngôi nhà - vẫn tiếp tục tồn tại cho tới ngày hôm nay. Một định hướng khoa học sẽ đặt mọi thứ vào đúng guồng vận động của nó.

3. Bán lợi nhuận

Luôn luôn ghi nhớ rằng quy tắc “có đi có lại” là của tất cả mọi người. Trong lớp học đầu tiên tại trường báo chí Medill, tôi đã được dạy cách trả lời câu hỏi: “Tại sao những độc giả của tôi quan tâm?” Đó là câu hỏi tương tự bạn cần phải thường xuyên hỏi chính bản thân trong các buổi thuyết trình, mit tinh, diễn văn hay bất kể tình huống nào bạn cần phải thuyết phục người khác. Những thính giả của bạn đang tự hỏi họ, trong bài diễn văn/ thuyết trình này có gì dành cho tôi? Có gì đáng để tôi quan tâm? Hãy trả lời câu hỏi đó. Đừng để họ phải đoán.

4. Hãy kể nhiều câu chuyện hơn

Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho người khác thường hay kể những câu chuyện dễ nhớ. Một số ít nhà lãnh đạo trong kinh doanh đánh giá cao sức mạnh của những câu chuyện có liên hệ với khách hàng của họ.

Cách đây vài tuần, tôi có dịp được làm việc với một trong những nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ lớn nhất. Tôi hầu như không nhớ gì về những dữ liệu, những con số họ sử dụng để chứng minh rằng thực phẩm của họ tốt hơn những sản phẩm khác. Nhưng tôi nhớ rõ câu chuyện người nông dân đã kể.

Ông nói rằng khi ông trồng cây theo lối truyền thống, những đứa con của ông không thể ôm ông khi ông trở về vào buổi tối. Ông phải cởi bộ quần áo đã mặc suốt một ngày làm việc và tẩy uế chúng. Nhưng giờ đây các con ông đã có thể ôm ông mỗi khi ông từ ngoài đồng trở về. Không một dữ liệu nào có thể thay thế cho câu chuyện của ông. Và bây giờ hãy đoán xem tôi nghĩ gì khi tôi thấy một cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm hữu cơ? Bạn đã có câu trả lời rồi. Chính là câu chuyện của người nông dân. Hãy kể cho mọi người nghe nhiều hơn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay