7 cách giúp bạn duy trì “phong độ” làm việc

Lượt xem: 38,908

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

 

 

Bạn bước vào công việc của mình với những ngày đầu đầy háo hức. Bao nhiêu hoài bão, ước mơ, khát vọng nghề nghiệp khiến cho bạn làm việc với một tinh thần rất hăng say, nhiệt tình. Nhưng rồi, cùng với thời gian, những áp lực ngày càng cao trong công việc, những trách nhiệm ngày một lớn ở gia đình, công với rất nhiều vấn đề khác... tất cả đã làm cho bị “xuống phong độ”, tinh thần làm việc không còn ở đỉnh cao nữa, tệ hơn: chúng ngày càng sa sút. Làm thế nào đây? Vực dậy tinh thần cho mình – đó là điều tất yếu. Nhưng bạn đã biết cách?
Sau đây là 7 cách giúp bạn duy trì được phong độ làm việc cho mình.

1. Vạch ra định hướng ban đầu.

Ba tháng đầu tiên trong công việc thường là khoảng thời gian vất vả, căng thẳng nhất của bạn (bạn phải làm quen với môi trường mới, những kiến thức mới, kể cả những người đồng nghiệp hay khách hàng mới, ….) nhưng đây cũng là khoảng thời gian tốt nhất để bạn bắt đầu hình thành cho mình những thói quen tích cực trong công việc. Việc hình thành những thói quen này đóng vai trò rất quan trong cho những thành công trong sự nghiệp sau này của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên bắt đầu nghĩ về những kế hoạch sắp tới: mục tiêu nghề nghiệp, vị trí bạn sẽ nhắm tới. Sau đó lên kế hoạch cụ thể cho từng mục tiêu này. Hình thành cho mình một định hướng rõ ràng từ ngay những ngày đầu tiên bắt đầu với công việc sẽ giúp bạn không bị chệch hướng trong quá trình theo đuổi mục tiêu và nhất là có thể duy trì được phong độ làm việc ổn định cho mình.

2. Làm công tác PR bản thân với mọi người

Khi bạn đã có được những thành công ban đầu ở công việc mới, ví dụ như nâng cao doanh số bán hàng cho công ty, thu phục được một khách hàng khó tính,v.v... Một thành công dù lớn hay nhỏ bạn cũng nên tìm cách để sếp và đồng nghiệp của mình biết – một cách tế nhị chứ không phải theo kiểu của những người thích khoe khoang. Chia sẻ những thành công của mình với mọi người cũng là một cách ăn mừng chiến thắng thông minh và tạo ra niềm vui cho mình để duy trì phong độ làm việc.

3. Xác định những điểm yếu của mình

Hãy nhờ những người có kinh nghiệm, những người đi trước, những chuyên gia (nếu có thể) trong lĩnh vực bạn đang làm việc...hay bất kỳ những ai mà bạn tin tưởng để giúp mình nhận ra những yếu điểm. Sư từng trải, những kinh nghiệm của họ sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận ra những mặt hạn chế, những gì còn khiếm khuyết để từ đó bạn sẽ có cách cải thiện cho chính mình tốt hơn lên.

4. Duy trì khả năng lãnh đạo – quản lý

Duy trì và phát triển những kỹ năng quản lý sẽ là động lực cho bạn cố gắng nhiều hơn trong công việc, giữ vững các mục tiêu nghề nghiệp của mình. Cũng là cách để nhắc nhở bạn làm việc tốt hơn, để bạn không bao giờ chểnh mảng với công việc của mình.

5. Học cách giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là chìa khóa cho bất kỳ sự thành công nào của bạn – dù trong công việc hay cuộc sống. Để duy trì phong độ làm việc cho mình, bạn hãy học cách giao tiếp (với khách hàng, với sếp, với đồng nghiệp xung quanh thậm chí với cả những người mà bạn mới gặp...) Tạo được những mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người sẽ góp phần rất lớn để bạn duy trì phong độ làm việc của mình.

6. Học cách yêu mến mọi người

Nếu mọi người đều thích làm việc cho bạn - với bạn thì đây rõ ràng là một thuận lợi rất lớn để bạn có thể làm việc với một kết quả tốt nhất. Hãy nhìn xem: những người thành đạt trong công ty bạn đối xử với người khác như thế nào? Thái độ của họ ra sao?... Một khi đã được mọi người yêu mến thì bạn sẽ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ họ, khi đó công việc của bạn cũng sẽ trôi chảy hơn, thành công hơn và tất nhiên: ổn định hơn.

7. Thay đổi cách quản lý

Đôi khi, là một nhà quản lý bạn cũng nên thay đổi cách quản lý của mình. Điều này không chỉ tạo sự tươi mới cho các nhân viên mà còn cho chính bạn. Làm cho mình cảm thấy thú vị hơn trong công việc là một cách rất hay để bạn có thể duy trì phong độ làm việc đỉnh cao cho chính mình.

 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay