7 câu nên hỏi về công việc mới
Lượt xem: 32,381Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Trường hợp bạn vừa tìm được việc làm nhân viên văn phòng mới hoặc bạn đang có một công việc ổn định, nhưng vẫn nhận được lời mời từ một công ty khác. Bạn cần cân nhắc kỹ trước khi nhận việc, và sau đây là những câu hỏi bạn nên giải đáp trước khi quyết định.
Khả năng tài chính của công ty đó thế nào?
Tài chính công ty mạnh thì bạn mới mong có lương cao, và tài chính mạnh chứng tỏ công ty làm ăn tốt, tiềm lực mạnh.
Mục tiêu sắp tới của công ty là gì?
Bạn sẽ làm việc với một công ty có tầm nhìn xa trông rộng hay một công ty làm ăn kiểu chụp giật? Nếu công ty đó không chịu đổi mới và sáng tạo so với đối thủ cạnh tranh thì khả năng rủi ro của bạn là rất cao đấy.
Phòng bạn sắp làm việc được thành lập bao lâu rồi?
Nếu đó là phòng mới thành lập thì bạn sẽ có nhiều cơ hội chứng tỏ bản thân.
Phong cách quản lý của sếp mới là gì?
Nếu sếp cứ luôn mồm “Tôi có yêu cầu….”, “Nhân viên của tôi sẽ không bao giờ làm thế…”, rõ ràng đây là một ông sếp quan liêu chuyên thích ra lệnh và áp đặt, hẳn ông này sẽ chẳng được nhân viên tâm phục khẩu phục đâu.
Những ông sếp hay dùng đại từ “chúng tôi”, “chúng ta”, “nhóm ta” sẽ dễ chịu hơn. Bạn hãy yêu cầu được tiếp xúc với sếp sẽ quản lý bạn trực tiếp.
Đồng nghiệp mới và tham quan văn phòng thế nào?
Bạn không muốn làm việc trong một văn phòng bé tí và tồi tàn, bạn không thích có những đồng nghiệp hẹp hòi và hay chỉ trích, bạn không thích cách làm việc cá nhân và thiếu tinh thần xây dựng. Vậy thì bạn hãy tìm hiểu kỹ về các đồng nghiệp mới trước khi đưa ra quyết định nhé.
Chính sách lương bổng, khen thưởng và các đãi ngộ khác như thế nào?
Nếu bạn làm thêm giờ sẽ được tính như thế nào? Nhân viên có được đánh giá đúng năng lực và được đãi ngộ xứng đáng không? Nếu nhân viên đó muốn đi học nâng cao nghiệp vụ, công ty có tạo điều kiện không? Nếu công ty đó không trả lương khi bạn làm thêm giờ hoặc ít khi chấp nhận đề xuất tăng lương của nhân viên thì chẳng mấy chốc, sự nhiệt tình trong công việc của bạn sẽ bị triệt tiêu.
Ở công ty này, cơ hội thăng tiến cao không?
Một trong những nguyên nhân chính khiến người ta rời bỏ công ty là thiếu khả năng thăng tiến và phát triển sự nghiệp. Chẳng ai muốn dậm chân tại chỗ ở một vị trí trong cả đời đi làm. Vì vậy, bạn hãy xem xét kỹ khả năng này trước khi đưa ra quyết định.
Hãy nhớ rằng, bạn có quyền đặt câu hỏi, đừng e ngại gì cả nhé.