7 điều tối kỵ khi tìm việc
Lượt xem: 17,119Bạn đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để tìm kiếm cho mình một công việc ưng ý. Tuy nhiên, sau rất nhiều nỗ lực, bạn vẫn không thu lại được kết quả gì hết cho dù bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc và kỹ năng tốt. Vậy, lý do tại sao? Có thể bạn đã mắc phải một số điều tối kỵ nên tránh dưới đây trong quá trình tìm việc:
1. Cô lập trong quá trình tìm việc
Nếu không ai biết rằng bạn đang tìm kiếm việc làm thì bạn có thể sẽ mất rất nhiều cơ hội. Hãy nói chuyện với những người thân trong gia đình, bạn bè và người quen của bạn về kế hoạch tìm việc làm của bạn. Họ sẽ giúp bạn rất nhiều. Những người bạn thân quen có thể là nguồn việc làm rất phong phú dành cho bạn. Ngoài ra, trong quá trình tìm việc, bạn cũng nên sử dụng tối đa các trang web, mạng xã hội… Internet là một công cụ vô cùng hữu ích để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc phù hợp.
2. Không tìm kiếm thông tin
Hơn ¾ các nhà điều hành tham gia cuộc khảo sát của Robert Half đều nói rằng rất nhiều ứng viên tham gia cuộc phỏng vấn không có sự chuẩn bị và tìm hiểu trước về công ty hoặc ngành nghề mà họ ứng tuyển. Nếu bạn thiếu sự chuẩn bị trước khi tham gia vào quá trình tìm việc thì chính bạn đang tự đánh mất cơ hội của mình. Bạn có thể tìm thông tin về văn hóa công ty, các cơ hội khó khăn khi làm việc tại công ty qua các tạp chí, trang web của công ty, những nhân viên trong công ty…
3. Nộp hồ sơ xin việc với một resume không rõ mục đích
Tìm kiếm việc làm online là một cách dễ dàng cho ứng viên nộp hồ sơ xin việc trực tuyến chỉ bằng một cú click. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng cách làm này. Bạn không nên chỉ sử dụng một hồ sơ xin việc cho nhiều vị trí ở nhiều công ty khác nhau. Điều này sẽ khiến cho resume của bạn quá chung chung và không có mục đích rõ ràng cụ thể. Hồ sơ xin việc của bạn sẽ trở nên mờ nhạt trước nhứng hồ sơ xin việc khác.
4. Không có đơn xin việc
Hồ sơ xin việc của bạn thiếu đơn xin việc là một cách tự loại bạn ra khỏi vòng duyệt hồ sơ. Cho dù là bạn ứng tuyển online hay ứng tuyển trực tiếp thì hồ sơ xin việc của bạn cũng phải đầy đủ mọi giấy tờ cần thiết. Trong bài khảo sát của Robert Half, 86% các nhà điều hành cho rằng đơn xin việc là công cụ để họ đánh giá về ứng viên.
5. Mắc lỗi chính tả
Đây là một lỗi hết sức nghiêm trọng mà rất nhiều người tìm việc mắc phải khi viết resume và thư xin việc. 84% nhà điều hành trong cuộc khảo sát cho rằng họ sẽ sẵn sàng gạch tên thí sinh ra khỏi danh sách lựa chọn nếu thí sinh mắc phải lỗi nghiêm trọng này. Do vậy, khi viết resume và thư xin việc, cho dù là qua email thì bạn cũng nên soát lỗi thật cẩn thận. Để tránh mắc phải lỗi này, bạn nên nhờ một người bạn kiểm tra lại sau khi viết xong resume và thư xin việc.
6. Sử dụng thời gian trong giờ làm việc để tìm kiếm việc làm
Bạn đang muốn thay đổi công việc hiện tại nên thường xuyên vào các trang web việc làm trong giờ làm việc. Việc làm này của bạn có thể sẽ gây nhiều rắc rối cho bạn nếu sếp phát hiện ra bạn đang dành thời gian làm việc để tìm kiếm các cơ hội mới cho bản thân. Rất có thể bạn sẽ bị mất luôn công việc hiện tại. Bởi vì, hiện nay có rất nhiều công ty kiểm soát việc sử dụng Internet, “lướt” web của nhân viên. Tất cả những “khâu” liên quan đến quá trình tìm việc nên được thực hiện ngoài giờ làm việc và thực hiện ở nhà.
7. Không bám sát nhà tuyển dụng
Bạn ứng tuyển vào vị trí công việc của công ty nhưng sau một thời gian chờ đợi, bạn vẫn không nhận được bất cứ thông tin phản hồi nào. Bạn cho rằng vị trí công việc đó đã có người lấp đầy và cho rằng bạn không đủ khả năng. Những suy nghĩ như vậy thật là thiển cận và tiêu cực. Biết đâu có thể resume của bạn đã bị thất lạc. Do vậy, hãy liên lạc và theo sát nhà tuyển dụng thường xuyên.
82% các nhà điều hành trong cuộc khảo sát cho rằng ứng viên nên liên hệ với nhà tuyển dụng, có thể bằng email, điện thoại hoặc bằng thư tay, trong vòng 2 tuần kể từ khi nộp resume.