7 mẹo mang lại thành công cho doanh nghiệp

Lượt xem: 12,410
Bạn có lẽ cũng đã nhận thấy rằng mọi khởi động ban đầu sẽ vướng phải nhiều vấn đề không như mong đợi. Tất nhiên, việc bắt đầu bất kỳ doanh nghiệp mới nào thì cũng đầy rẫy các nguy cơ rủi ro.

Tuy nhiên, những nguy cơ này có thể bị thu nhỏ khi chúng ta lập kế hoạch hợp lý. Dựa trên kinh nghiệm của tôi trong việc sở hữu và đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp, Tôi đã tổng kết và đưa ra 7 ghi chú giúp phát triển doanh nghiệp.

1. Lập kế hoạch hình thức kinh doanh

Kế hoạch hình thức kinh doanh chính là chìa khóa mở cửa cho sự khởi động thành công doanh nghiệp. Bởi vì việc tạo ra một kế hoạch như vậy bắt buộc chúng ta phải có cái nhìn bao quát toàn bộ doanh nghiệp bao gồm mọi thứ từ thông tin tài chính tới quản lý dữ liệu, các kế hoạch nhân sự…

Bằng việc liệt kê để hình dung ra mọi khía cạnh khởi động: mục tiêu, ngân quỹ, mục đích kinh doanh... Bạn sẽ hoàn thành bức tranh về công ty của bạn sẽ trông như thế nào trong tương lai và quan trọng hơn là phương pháp bạn sẽ sử dụng để đạt được thành công đó trong tương lai.
Có nhiều thông tin sẵn có về các kế hoạch kinh doanh. Gần đây nhất là công cụ tìm kiếm Google đã đạt mang lại cho tôi 264,000,000 lượt truy cập.

2. Mô hình doanh nghiệp hiện thực

Bạn có tin hay không, một số nhà quản trị doanh nghiệp mà tôi từng nói chuyện cho biết rằng họ không hoàn toàn chắc chắn định nghĩa mô hình doanh nghiệp là gì. Thật sự, đó là một tài liệu ngắn gọn mô tả diện mạo một công ty và nó phân biệt với các đối thủ như thế nào bằng chính chất lượng hàng hóa và dịch vụ của nó.

Thuật ngữ “mô hình doanh nghiệp” xuất hiện trong những năm 1950, mặc dù đây không phải là xu hướng chủ đạo và không được sử dụng rộng rãi cho đến những năm 1990. Một mô hình doanh nghiệp được đầu tư kỹ lưỡng sẽ là điểm khởi đầu then chốt khi khởi tạo một doanh nghiệp mới.

Bạn phải tuyệt đối chắc chắn có một thị trường rộng lớn để khi công ty bạn đặt hàng hay đưa ra một sản phẩm mới thì sẽ được thị trường chấp nhận.

Trong một trong những doanh nghiệp mà tôi sở hữu, khi chủ tịch nhận được câu hỏi điều gì phân biệt chúng ta với các đối thủ khác—Chúng ta phân biệt như thế nào. Ông ta đã gặp khó khăn khi trả lời. Điều này khiến tôi phải suy nghĩ. Là một doanh nghiệp cạnh tranh thì luôn phải chú ý tới việc "Chúng ta là ai".

Một mô hình doanh nghiệp là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao công ty bạn lại khác với các công ty khác.

3. Tạo văn hóa công sở lịch sự và trung thực

Rất nhiều nhà kinh doanh không thích nghe những lời phê bình, đặc biệt khi họ có một vị thế tương đối. Đây là điều không nên nhất. Các phép toán của sự thành công thực sự mà tôi quan tâm bao gồm sự rõ ràng và thiếu sự phân cấp khi đây là quyền của bất kỳ cá nhân nào để đưa ra một gợi ý hay lời phê bình mà trong đó thể hiện những sự quan tâm tốt nhất đến công ty.

Tôi đã luôn luôn nói với cấp dưới rằng họ phải tuyệt đối chân thật và không sợ hãi trước mọi tác động. Họ nên cảm thấy thoải mái khi đưa ra lời khuyên cũng như những lời phê bình nếu điều này đem lại lợi ích cho công ty.

Một trong số những truyện thành công mà tôi yêu thích là chuyện của Starbucks. Người sáng lập đã tạo ra văn hóa công sở kỳ diệu bằng cách các nhân công sẽ phục vụ khách hàng bằng thái độ lịch sự và hiệu quả với những nụ cười tươi trên môi. Tôi đã tới Starbucks tại nhiều nơi trên khắp thế giới và thấy rằng ở đâu họ cũng đem đến những thái độ lịch sự như vậy. Văn hóa công sở rất quan trọng, có thể giúp công ty bạn phát đạt và lâu bền.

4. Liên lạc

Tôi đã biết nhiều nhà quản lý rất coi trọng việc che giấu các cuộc gọi. Tôi không thể hiểu nổi mục đích của phương pháp tiếp cận kín như vậy. Một người bạn của tôi là CEO của một tổ chức lớn và ông ta đã dành thời gian để trực tiếp trả lời các cuộc điện thoại chính trong những giờ đã định trong tuần.

Khi được hỏi tại sao lại làm điều này, CEO đó đã nói với tôi rằng ông sẽ ở đó phục vụ những khách hàng của mình và ông ta muốn biết trước tiên những gì đang diễn ra trong công ty. Và thực sự công ty ông đã có những kinh nghiệm thành công rất tuyệt vời.

Tôi luôn luôn nhắc nhở các nhân viên rằng họ không nên rời khỏi văn phòng cho đến khi tất cả các cuộc điện thoại và thư điện tử đã được phải hồi. Điều này cho thấy công ty đã quan tâm đầy đủ tới tất cả khách hàng khi phản hồi lập tức mọi câu hỏi của họ.

5. Ngân sách thực tế

Khi kế toán trưởng phác thảo một ngân quỹ, nó không nên là một phác họa sơ sài mà cần phải được tính toán trên số liệu thực tế của công ty, về mặt tài chính, và tại các thời điểm khác nhau trong tương lai.

Tôi luôn chỉ dẫn kế toán đưa ra các tính toán chi phí tối ưu nhất có thể mường tượng. Thật là tuyệt vời khi có một ngân quỹ ổn định; Thật không hay khi để rơi vào bế tắc tài chính bởi các tính toán thái quá của nhân viên kế toán.

6. Có sản phẩm hoặc dịch vụ giá trị cao

Phải làm sao để khách hàng luôn luôn cảm thấy rằng số tiền mà họ bỏ ra đã được đầu tư đúng chỗ. Khách hàng sẽ luôn lựa chọn một sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao mà giá cả lại hợp lý. Cùng với việc chú ý chăm sóc khách hàng lâu năm thì đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty của bạn bỏ xa các đối thủ.

Đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Sẽ có những khoảng thời gian mức lợi nhuận ít đi và bạn không thể cắt bớt giá mà không gây ảnh hưởng tới công ty. Trong trường hợp đó, dịch vụ bạn đưa ra rõ ràng cần phải cấp cao hơn.

7. Luôn có kế hoạch B

Thỉnh thoảng sẽ có một vài thứ luôn luôn đi lệch so với kế hoạch trong tương lai của công ty. Vậy thì, cần phải luôn luôn dự phòng một "Kế hoạch B”. Kế hoạch này có thể là một chiến lược thực tế nhờ đó bạn sẽ bán doanh nghiệp trong trường hợp không làm ăn phát đạt, hay là chiến lược khác như củng cố, hợp nhất hoặc là đưa ra một sản phẩm mới.

Bạn đừng bao giờ "tự dồn mình vào chân tường", Luôn luôn chắc chắn rằng có đường vòng nào đó hay bằng cách nào bạn có thể phát triển công ty theo một phương hướng mới.

Một nhà kinh doanh cần phải có bản lĩnh. Để tích lũy cho mình thật nhiều kinh nghiệm bạn hãy lập kế hoạch cho bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay